top of page
Writer's pictureKhánh Vi

3 cấp độ đúc kết sách - bí kíp biến 1000 trang thành 1 trang

MỤC LỤC

***

Thật thú vị khi giờ đây bạn có thể “thu nhỏ” cả thế giới khổng lồ trong 1 chiếc điện thoại thông minh nhỏ bé,  tiện lợi, có thể mang theo khắp mọi nơi.


Là một người yêu sách giấy, bạn nghĩ sao nếu mình có khả năng “gói gọn” 1000 trang sách vừa đọc thành một bức tranh duy nhất, đảm bảo nhớ lâu - hiểu sâu?


Bí quyết nằm ở trong bài viết này!


Bạn có từng cảm thấy bế tắc khi đọc xong một cuốn sách dày cộp nhưng chẳng nhớ gì ngoài vài chi tiết rời rạc? Bạn băn khoăn: Làm sao nắm bắt được mạch truyện và nhìn thấy tổng quan của cả cuốn sách? Chẳng lẽ điều này chỉ có người chỉ số IQ cao mới làm được?


Thực tế, vấn đề không nằm ở khả năng tiếp thu mà là bạn chưa có phương pháp đúc kết. Những người đọc sách hiệu quả không chỉ nắm bắt thông tin mà còn biết cách “gói gọn” kiến thức, biến những thông tin rời rạc thành một bức tranh tổng quan, rõ ràng và dễ nhớ.


Đúc kết kiến thức không phải là một kỹ năng bẩm sinh, mà là một quá trình rèn luyện. Sở dĩ mỗi người có khả năng đúc kết khác nhau vì họ ở những cấp độ khác nhau. 


Có 3 cấp độ đúc kết sách giúp bạn nâng tầm việc đọc của mình qua từng giai đoạn.


Cấp độ 1- Xác định ý chính/ý chạm 

Ở cấp độ này bạn cần nắm những điều cơ bản.


Đây là cấp độ dành cho những người mới bắt đầu. Đọc một cuốn sách, nội dung nào khiến bạn đồng điệu, truyền cảm hứng, khiến bạn muốn thực hành ngày, đó chính là ý chạm. Còn ý chính là toàn bộ nội dung quan trọng trong sách, là nội dung phổ quát, đi về cốt lõi.


Ví dụ: Tìm ý chạm, ý chính trong câu chuyện “Kỷ Sảnh nuôi gà chọi”


Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi. 

Được mười hôm, vua hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”

Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.


Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”

Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi”.


Cách mười hôm, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”

Kỷ Sảnh thưa: “Chưa được, gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi”.


Mười hôm sau, vua lại hỏi: “Gà đã đem chọi được chưa?”.

Kỷ Sảnh thưa: “Được rồi. Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông, thì tựa như gà gỗ; mà thực, thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy”.


(Trích: Cổ học tinh hoa)


Vậy ý chính và ý chạm trong câu chuyện này là gì?


Trước tiên, chúng ta cùng đi tóm tắt nội dung câu chuyện: Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi gà chọi

  • Giai đoạn 1: Chưa thấy gì đã muốn chọi => Ảo tưởng, ngựa non háu đá, cho mình là giỏi.


  • Giai đoạn 2: Thấy bóng gà khác đã muốn chọi => Cậy khỏe. Dù đã “khôn” hơn trước nhưng nhìn nhận sự việc vẫn hời hợt, đơn chiều  Khôn lên 1 tí, nhìn nhận sự việc vẫn còn hời hợt, quan sát đơn chiều.


  • Giai đoạn 3: Thấy gà khác là muốn chọi => Đã biết điều tiết cảm xúc hơn, biết nhẫn và tĩnh hơn, bắt đầu có sự già dặn và chín chắn.


  • Giai đoạn 4: Gà khác thấy phải sợ => Đầy nội lực, dũng cảm nhẫn nại, sức mạnh bên trong, tĩnh lặng.


Ý chạm:

  • Người thì tấm tắc khen cái tài “huấn luyện” gà chọi tài ba của Kỷ Sảnh

  • Người thì thấy đây là công thức đo lường “uy lực”: Uy lực không phải đến từ vẻ bề ngoài mà là sự tĩnh lặng bên trong.

  • Người cho rằng câu chuyện là bài học để đánh giá, nhìn nhận một hiện tượng: Đừng thấy những biểu hiện bên ngoài mà đã vội quy chụp, cần có sự quan sát suy xét sâu sắc và đa chiều hơn 

….


Ý chính: 

  • Ý 1: Gà còn quá hăng

  • Ý 2: Bớt hăng nhưng vẫn còn hời hợt

  • Ý 3: Bắt đầu có sự chín chắn

  • Ý 4: Gà điềm tĩnh và có sự tự chủ

=> Ý chính: Quá trình kham nhẫn rèn luyện, để đạt tới sự điềm tĩnh, sức mạnh và vững chãi từ bên trong.


Như vậy, ý chạm thường mang tính cá nhân, bởi mỗi người có một cảm nhận khác nhau. Còn ý chính sẽ mang tính khách quan và đây thường là nội dung ai cũng có thể cảm nhận được. Vì vậy khi đọc sách, ý chạm của bạn hoàn toàn trùng với ý chính thì đó là một điều rất thú vị.


Cấp độ 2 - Vẽ sơ đồ vận hành  

Ở cấp độ này bạn cần nhìn thấy tổng quan, sự vận hành.


Để nhìn thấy sự vận hành, bạn cần vẽ sơ đồ cho nội dung chính bạn đã đúc kết. Sơ đồ giúp bạn nhìn thấy mối liên hệ giữa các ý chính, nắm bắt được mạch truyện và cấu trúc. Điều này giúp bạn thấy ý nào liên quan tới nhau, phụ thuộc vào nhau, bổ trợ cho nhau, tạo nên một bức tranh tổng quan rõ ràng.


Có nhiều sơ đồ giúp bạn mô tả được sự vận hành. Ví dụ như sơ đồ kiểu so sánh, thể hiện cấp độ, sự lặp lại…Tùy mục đích thể hiện, bạn có thể lựa chọn từng loại sơ đồ sao cho phù hợp.


Ví dụ, để sơ đồ hóa câu chuyện “Kỷ Sảnh nuôi gà chọi”, bạn cần: 

  • Rút ý chính: 4 giai đoạn huấn luyện gà chọi của Kỷ Sảnh


  • Tìm điểm chung: cùng nói về sự thay đổi của con gà chọi


  • Tìm liên kết: Từng giai đoạn con gà có sự thay đổi (theo chiều hướng tích cực)


  • Dựng bố cục: Bạn có thể lựa chọn sơ đồ thể hiện cấp độ tăng tiến


Tại sao lại lựa chọn sơ đồ này? Vì thông qua 4 thời điểm “huấn luyện” gà của Kỷ Sảnh, thì con gà có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực (Bớt hung hăng hơn, điềm tĩnh hơn, trưởng thành hơn).


Lọc từ khóa: Kỷ Sảnh nuôi gà chọi


  • Cấp độ 1: Chưa thấy đã muốn chọi => Hung hăng - ảo tưởng

  • Cấp độ 2: Thấy bóng đã muốn chọi  => Hời hợt - đơn chiều

  • Cấp độ 3: Thấy gà khác muốn chọi => Bắt đầu nhẫn và tĩnh

  • Cấp độ 4: Gà khác thấy là sợ => Nội lực vững chãi (bên trong) Sau khi phác thảo sơ đồ thì mình có hình vẽ như sau:

  • Sơ đồ này mới được vẽ lần 1. Để có một sơ đồ đúc kết chất lượng, bạn cần thực hiện và kaizen nhiều lần.


Cấp độ 3 - Công thức hóa 

Ở cấp độ này bạn có khả năng vượt thoát khỏi cuốn sách, biến đúc kết của mình thành công thức có thể dùng trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh.


Đây là cấp độ cao nhất cũng khó nhất của việc đúc kết kiến thức. Từ sơ đồ vận hành của cuốn sách, bạn đúc kết ra một công thức chung, một giải pháp có thể giải quyết các vấn đề tương tự. Chạm tới cấp độ này bạn dễ dàng trở thành chuyên gia, có khả năng biến những sản phẩm thô sơ thành một tác phẩm hoàn hảo.


Ví dụ, từ sơ đồ câu chuyện “Kỷ Sảnh nuôi gà chọi”, bạn có thể đúc kết thành 1 sơ đồ có thể ứng dụng trong phát triển bản thân, công việc, tình yêu hôn nhân, dạy con…


Giai đoạn 1: Ảo tưởng, cảm xúc

Giai đoạn 2: Hời hợt, đơn chiều

Giai đoạn 3: Bắt đầu điềm tĩnh

Giai đoạn 4: Trưởng thành, vững chãi


Ứng dụng trong chiêm nghiệm một đời người:

  • Tuổi trẻ: ảo tưởng sức mạnh, ngựa non háu đá

  • Va vấp 1 chút, bắt đầu nhận ra 1 vài bài học nhưng vẫn hời hợt, giản đơn

  • Khoảng tầm 30 tuổi, trải sự đời, có sự điềm tĩnh hơn, hiểu chuyện hơn, bớt hung hăng, ngạo mạn

  • Tầm sư học đạo, có sự trưởng thành vững chãi từ bên trong 


Cấp độ này không phải ai cũng có thể thực hiện được nên bạn cần khảm nhẫn và điềm tĩnh trong quá trình rèn luyện => Nhìn ra quy luật chung, nghiệm nguyên lý vận hành chung.


Ví dụ trong bài viết này là một câu chuyện ngắn gọn để bạn đọc dễ hình dung. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng để đúc kết 1 cuốn sách vài trăm trang, thậm chí hàng nghìn trang thành những sơ đồ ngắn gọn, súc tích, cô đọng và dễ nhớ.


Lời kết 

Bạn thấy đó, đọc sách hiệu quả là một quá trình rèn luyện. Muốn nhớ lâu - hiểu sâu, chúng ta cần đúc kết những nội dung được viết rất dài (hàng nghìn trang) thành những điều tinh túy và cốt lõi (chỉ trong 1 trang). Càng bước tới cấp độ cao càng không dễ dàng nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ gặt hái được những thành quả xứng đáng.


Hãy cùng chia sẻ với 3goc.vn về tình trạng đọc và cấp độ đúc kết sách của bạn, để chúng ta cùng đưa ra những giải pháp phù hợp nhé!

***


67 views0 comments

Yorumlar

5 üzerinden 0 yıldız
Henüz hiç puanlama yok

Puanlama ekleyin
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page