top of page
Writer's pictureKhánh Vi

ĐỨC PHẬT LÀ AI? CÓ NÊN TIN?

Updated: Jun 9

MỤC LỤC:


***

Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta - Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Bạn có đang tôn thờ một đạo Phật mù quáng, mê tín? Bạn có thật sự hiểu về cuộc đời Đức Phật chưa? Đâu là những giáo lý căn bản, cốt lõi và thâm sâu nhất của Đức Phật mà ta có thể học và thực hành, để rồi tự mình chuyển hóa cuộc đời ngay bây giờ?


Mời quý độc giả cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu về cuộc đời của Ngài cùng những di sản Đức Phật đã để lại cho nhân loại là gì nhé!

Đức Phật là ai?
Đức Phật là thầy của các vị thầy
Bài viết nằm trong chuỗi 64 thẻ "Rèn trí sáng suốt", giúp bạn Chánh Kiến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày dưới góc nhìn 3 Gốc.

Tổng quan về cuộc đời Đức Phật

Đức Phật cũng từng là một con người bằng xương bằng thịt. Ngài được sinh ra từ bụng mẹ, lớn lên Ngài vẫn có vợ, có con như tất cả mọi người. Để rồi đến năm 29 tuổi Đức Phật từ bỏ cuộc sống vinh hoa để đi tìm chánh đạo.


Sau 6 năm tu đạo, Đức Phật ngộ được Chánh Pháp vào năm 35 tuổi, Ngài dành tiếp 45 năm còn lại để đi truyền bá khắp Ấn Độ. Nhìn lại dòng lịch sử cách đây hơn 2600 năm, để hiểu rõ về cuộc đời Đức Phật, chúng ta có thể xem 2 cột mốc đã đánh dấu sự chuyển biến của ngài.


Cuộc sống Đức Phật
Đức Phật cũng trải qua trưởng thành, lớn lên, lập gia đình và sinh con như những người bình thường

Đức Phật đản sanh

Theo lịch sử ghi lại, tại bộ tộc Thích Ca (Sakya) có Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya sinh ra một vị thái tử tên là Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Ngài ra đời năm 624 trước Tây Lịch tại khu vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini). Ngay từ khi Ngài được thụ thai đã xuất hiện những câu chuyện thần kỳ.


Cụ thể là, hoàng hậu Maya đã nằm mơ thấy một con voi trắng sáu ngà đi vào bên hông bà. Sau khi Ngài được đản sanh thì Hoàng hậu qua đời. Nhà vua đã mời nhiều vị đạo sĩ đến coi tướng cho thái tử, trong đó có vị hiền triết A Tư Đà.


Ông đã tiên tri rằng, Tất Đạt Đa có thể trở thành một vị vua anh minh vĩ đại hoặc một bậc Thánh Đức tôn quý.


Suốt những năm tháng niên thiếu và trưởng thành, nhà vua lo sợ con trai mình sẽ đi theo con đường tu đạo, cho nên ông luôn để thái tử được sống trong nhung lụa xa hoa, được học hết thảy những kiến thức tinh thông nhất ...


Thậm chí, nhà vua còn lập riêng một cung điện như chốn thần tiên để phục vụ thái tử, để cho ngài không có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài.


Khi thái tử đến tuổi trưởng thành, nhà vua muốn Ngài kế ngôi nên đã cho Ngài thành hôn với nàng Da Du Đà La xinh đẹp, nết na. Cuộc đời của thái tử Tất Đạt Đa xem như thuận lợi và viên mãn khi công chúa hạ sinh một hoàng tử tên là La Hầu La.


Thế nhưng, dù sống quý tộc vương giả, thái tử vẫn mang nỗi lòng nặng trĩu với cuộc sống sau bức tường thành.


Tiên đoán Đức Phật
Nhà hiền triết A Tư Đà tiên đoán thái tử sẽ là vị thánh nhân trong tương lai

Đức Phật xuất gia tìm đạo

Mang theo nỗi trăn trở của riêng mình, đến một ngày thái tử xin vua cha được ra khỏi thành để du ngoạn.


Sau bốn lần chứng kiến những cảnh tượng của người dân thường là người già yếu, người bệnh nặng, một người chết và một tu sĩ. Ngài thấy rõ những cảnh khổ của đời người đang hiện hữu quanh mình, nên đã quyết tâm tìm cầu chân lý để cứu chính mình và tất thảy chúng sinh.


Từ ngày đó, Đức Phật nhiều lần bày tỏ ý nguyện với vua cha và công chúa Da Du Đà La về con đường lý tưởng tìm đạo để giúp chúng sinh giải thoát khổ đau. Biết rằng, không thể ngăn cản ý nguyện và quyết tâm của chồng, công chúa đã miễn cưỡng đồng ý nhưng vua cha thì vẫn chưa cho phép.


Vào một đêm khuya nọ, khi vợ con đang say giấc, thái tử lặng lẽ rời khỏi cung điện với hai bàn tay trắng bỏ lại tất cả ngôi vị, cuộc sống sung túc đủ đầy. Ngài dùng gươm cắt tóc, thay trang phục bằng một mảnh áo đơn sơ và trở thành đạo sĩ Cồ Đàm một lòng đi học đạo. Năm ấy, Ngài 29 tuổi.

Đức Phật tìm đạo
29 tuổi thái tử rời bỏ cung điện để đi tìm đạo

Sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Từ khi bắt đầu con đường học đạo cho đến khi thành đạo và niết bàn, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua 4 thời kỳ như sau:


Tu Khổ Hạnh

Thái tử Tất Đạt Đa trở thành đạo sĩ Cồ Đàm đi lang thang khắp nơi để học đạo. Ngài đã tìm đến đạo sĩ Alarama Kalama, đạo sĩ Uddaka Ramaputta để học đạo. Tuy nhiên, dù đã học hết kinh nghiệm của 2 vị đạo sĩ lớn ấy nhưng Đức Phật vẫn không thể giải quyết được những điều Ngài trăn trở.


Vì thế, đạo sĩ Cồ Đàm đã ra đi và xin gia nhập vào nhóm người đồng tu khổ hạnh của Kiều Trần Như trong suốt 5 năm liền. Trải qua thời gian dài cùng cực nhưng thân thể héo tàn mà thần trí lại suy giảm, Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh và tìm kiếm một con đường khác.

Tu khổ hạnh Đức Phật
Thái Tử Tất Đạt Đa nhận ra lối tu khổ hạnh không phải là con đường giải thoát

Tu Trung Đạo

Hành trình tiếp theo, đạo sĩ Cồ Đàm một mình đến vùng ngoại thành Vương Xá nước Ma Kiệt tự tu tập theo con đường Trung Đạo. Nơi đây có quang cảnh thần tiên, non xanh nước biếc, Ngài chọn gốc cây bồ đề làm nơi ngồi thiền và kiên định với hướng đi của mình dù có gặp bao nhiêu trở ngại.


Sau những cuộc chiến với ngoại cảnh thiên ma và cả những tà ma trong nội tâm, cuối cùng Ngài đã chiến thắng và ổn định được tâm trí trong thiền định.


Thành đạo

Vào đêm đầu tiên trong 49 ngày đêm ngồi thiền, đạo sĩ Cồ Đàm đã chứng được “Túc mệnh minh”, “Thiên nhãn minh”, “Lậu tận minh” và “Toàn Ngộ”, đạt đến Đạo Vô Thượng, trở thành bậc “Chánh Đẳng Chánh Giác” hay còn được gọi là bậc Toàn Giác, Như Lai; hiệu Phật của Ngài là Thích Ca Mâu Ni.


Niết Bàn

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kushinagar) ở tuổi tám mươi. Ngài nằm giữa hai cây Sala (Sala song thọ), đầu hướng về phương bắc.


Ngài nghiêng mình về bên phải, tay phải để ngửa lót dưới mặt, còn bàn tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái của Ngài nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.


Sau đó, tín đồ Phật tử Mạt La thành Câu Thi Na cùng dân chúng đã cúng dường kim thân Đức Phật, rồi trà tỳ (thiêu) và chia Xá Lợi Phật cho 8 nước rước về xây tháp để được chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật.


Sau khi bạn đọc xong tóm tắt sơ lược về cuộc đời Đức Phật, các bạn có nhận ra một điều Đức Phật cũng là người thường, cũng lãnh nhận nhiều khó khăn thử thách, nhưng nhờ có Trí Tuệ thâm sâu mà ngài thoát khỏi đau khổ của sinh tử luân hồi không.


Vậy nên, di sản Đức Phật để lại không phải là ban phép cho mọi người được hết khổ mà đó là kho tàng trí tuệ khổng lồ khám phá những chân lý, những sự thật cuộc đời.


Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm lưu truyền với những giai đoạn thô sơ không có giấy viết mà chỉ được truyền miệng từ những tỳ kheo thân cận bên Ngài. Cho nên giờ đây dù được ghi chép thành những cuốn sách kinh điển nhưng vẫn rất khó tránh khỏi sự sai sót, mê tín, khó hiểu do người đời thêm thắt, pha trộn.

Chung tay xây dựng nội dung Trang Thư Viện 3 Gốc có chiều sâu, mang nhiều giá trị - hướng theo sợi chỉ đỏ "Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc".

Đức Phật là một nhà Khoa Học

Nhà khoa học theo nghĩa rộng là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Nhà khoa học khám phá những điều mới giúp con người hiểu biết hơn về thế giới, điều đó giúp con người phát triển hơn.


Đức Phật là người đã giác ngộ ra những chân lý về vũ trụ và nhân sinh. Những bài giảng dạy cho môn đồ đã được ghi chép trong các tạng kinh. Mãi sau này, khi khoa học phát triển, những phát minh về thế giới được công bố rất mới mẻ.


Tuy nhiên, khi xem lại những tạng kinh này, con người mới bất ngờ vì những phát minh khoa học trong vài thế kỷ trở lại đây đã được Đức Phật nhắc đến hơn 2600 năm trước.


Cho nên có thể nói Đức Phật là bậc giác ngộ, là nhà khoa học. Dưới đây xin chia sẻ 5 minh chứng Đức Phật đã đi trước khoa học hàng ngàn năm.


Đức Phật nhà khoa học
Đức Phật được xem là nhà khoa học cách đây 2600 năm

Những khám phá vĩ mô về Vũ Trụ

Vũ Trụ là rộng lớn, bao la

Trong kinh thuộc Hán tạng có ghi rõ Đức Phật từng nói có hàng hà sa số thế giới, nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng.


Rất lâu sau đó, gần 1000 năm thì chiếc kính viễn vọng đầu tiên mới được phát minh. Năm 1608 tại Hà Lan, các nhà khoa học mới có thể quan sát được một phần nhỏ các hành tinh trong vũ trụ. Thậm chí, ngày nay con người chúng ta chỉ mới tìm ra khoảng ít hơn một phần trăm các hành tinh trong vũ trụ.


Như vậy, Đức Phật đã tìm ra sự thật về vũ trụ nhưng khoa học hiện đại ngày nay mới đủ công cụ để hiểu và chứng minh được điều đó.


Quy luật bất biến của Vũ Trụ

Có lần Đức Phật cùng các Thầy tỳ kheo đi vào rừng, khi thấy có những chiếc lá rơi là tà, có những lá vàng sắp rời cành, lại đồng thời cũng có những chồi non đang vừa nảy lộc. Ngài đã dạy các tỳ kheo rằng vạn vật cũng như những chiếc lá kia đều có 4 thời kỳ: Thành - Trụ - Hoại - Không.


Đến ngày nay, các nhà khoa học cũng đã thừa nhận thế giới mà chúng ta đang sống cũng phải trải qua 4 thời kỳ như thế, các bạn có thể xem lại dòng chảy lịch sử của nước Việt ta qua các triều đại, từ đó có thể thấy 4 thời kỳ này rõ hơn.


Hình dạng thật sự của Trái Đất

Theo Kinh Lăng Nghiêm, 1 trong 10 đại đệ tử của Đức Phật tên là Anna Luật Đà - Tôn giả A Nâu Đà La bị mù mắt nhưng lại tu chứng được quả A La Hán. Sau khi mở được Thiên Nhãn, Ngài đã nhìn thấy trái đất giống như trái Armala - là một loại trái cây có hình bầu dục tại Ấn Độ.


Phải tới hơn 1.500 nhà thiên văn học - Galile sống ở thế kỷ 16 là người đầu tiên phát hiện ra trái đất hình cầu và ông nói rằng trái đất quay xung quanh mặt trời. Cũng vì lý thuyết đó mà ông ta bị tòa án giáo hội thiên chúa kết án tù ở năm 70 tuổi.

Đức Phật tiên đoán
Đức Phật đã nhìn thấy những quy luật bất biến của vũ trụ cách đây hơn 2600 năm

Những khám phá vi mô về Vũ Trụ

Vạn vật đều có cảm nhận

Theo Đức Phật thì vạn vật đều có linh hồn, cỏ cây hoa lá đều là những thực thể tồn tại đồng đẳng với con người, đều ở trong một môi trường đặc thù riêng biệt về ngôn ngữ cách thức sinh tồn và giao tiếp riêng.


Theo thuyết tiến hóa mà chúng ta được học trong sách giáo khoa thì con người là động vật bậc cao được tiến hóa từ vượn người, có tư duy, còn cỏ cây hoa lá là thực vật bậc thấp không thể có tư duy nhìn nhận của thuyết tiến hóa.


Tuy nhiên, tháng 2 năm 1966 một chuyên gia cuộc tình báo CIA của Mỹ trong khi nghiên cứu về máy dò nói dối đã có những phát hiện rất thú vị về thực vật.


Khi tưới nước vào gốc cây, ông phát hiện rằng trên bản vẽ điện kế bút điện tử tự động không đi lên, mà là đi xuống đã vẽ ra một đô thị lớn có hình răng cưa. Loại bản vẽ đồ thị này rất giống với loại đường cong mà đại não của con người trong lúc hưng phấn sinh ra.


Tiếp theo, ông nghĩ đến việc đốt chiếc lá, thậm chí trước khi tiến hành thí nghiệm thì một đường cong lập tức đã được vẽ lên đồ thị. Dường như, cái cây ấy biết ông muốn đốt nó nên đã rất sợ sệt.


Nếu ông giả vờ ý nghĩ muốn đốt lá cây thì máy dò ghi nhận không rõ ràng. Cái cây thậm chí còn có thể phân biệt được ý định thực sự hay là ý định giả vờ. Nếu dựa vào số liệu này, chúng ta có thể thấy trực giác của thực vật còn cao hơn cả con người.

Đức Phật tiên đoán
Đức Phật nhìn ra được những điều rất vi tế trong cuộc sống

Về Ký Sinh Trùng

Cách đây hơn 2.600 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng chỉ vào một cốc nước và nói rằng trong cốc nước này có đến 84.000 chúng sinh sống trong ấy.


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng nói thân người là ổ vi trùng. Ngài còn xác định và chỉ ra vị trí và trạng thái chúng hoạt động như thế nào.


Phải mất hơn 1.500 khi các nhà khoa học phát minh ra kính hiển vi thì con người mới có thể khẳng định được lời nói đó của Đức Phật.


Vạn vật và mỗi con người đều là một tiểu vũ trụ

Đức Phật từng chỉ dạy “Trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới”. Câu nói này ban đầu nghe có vẻ vô lý. Chúng ta cùng xem khoa học đã phân tích như thế nào nhé.


Cách đây hơn 100 năm phân tử được coi là hạt sơ đẳng nhất. Sau đó khoa học phát triển, chúng ta lại biết thêm phần tử là do nhiều nguyên tử khác nhau liên kết tạo thành bởi electron.


Mỗi nguyên tử lại được cấu tạo bởi hạt nhân của nó với electron dao động xung quanh. Rồi hạt nhân nguyên tử do proton tổ hợp tạo thành. Tiếp nữa là hạt neutrino và có thể còn các hạt nhỏ hơn nữa mà con người chưa thể quan sát.


Các nhà khoa học càng phát hiện ra chuyển động của các điện tử xung quanh hạt nhân nguyên tử cũng tương tự như chuyển động của trái đất và các hành tinh xung quanh mặt trời.


Hơn nữa, khoảng cách giữa các hạt trong cấu trúc của phân tử cũng không có nhiều sự khác biệt giữa khoảng cách giữa các hành tinh và các vì sao. Khi soi chiếu cấu trúc của bộ não con người, chúng ta cũng thấy điều tương tự. Não người có cấu trúc và hình dạng giống như một vũ trụ đa chiều.


Như vậy, ngoài những cái thấy biết về những điều to lớn xa ngoài tầm mắt, Đức Phật còn thấy được cả những điều bé xíu hiện diện trước mặt ta mỗi ngày. Tuy nhiên, điều vô cùng đặc biệt, mà ít ai ngờ tới đó là những điều Ngài giác ngộ lại được xuất phát từ việc thấy biết sự thật nơi tâm của chính mình.


Đức Phật đại vũ trụ
Chỉ bằng việc quan sát nơi Tâm, Đức Phật đã nhìn ra được cả đại vũ trụ to lớn

Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại

Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.


Cuộc đời của Đức Phật đã để lại cho chúng sinh hệ thống kiến thức, kỹ năng đồ sộ về con đường đi đến sự an lạc, hạnh phúc và không còn khổ đau - Niết Bàn. Đó là lí do vì sao có thể xem Đức Phật là một nhà giáo dục vĩ đại.


Khi Ngài nhập Niết Bàn, những kiến thức Ngài trực tiếp giảng dạy cho các môn đồ chỉ còn được truyền miệng, ghi chép, và cải biên bởi các tỳ kheo thân cận có kiến thức uyên thâm. Vì vậy, đạo Phật ngày nay tuy phát triển mạnh mẽ, nhưng lại bị chia ra thành nhiều trường phái khác nhau.


Ngoài ra, những giáo lý của nhà Phật còn giúp con người thoát khổ ngay trong đời sống này. Bạn để ý thấy nếu có bất kỳ một nỗi khổ nào xuất hiện trong đời, bạn đều có thể nhờ giáo lý của Phật giải thích một cách rõ ràng. Và việc bạn tìm đến đạo Phật để học hỏi được xem như là một cách để tự học.


Những lời dạy của Ngài không trừu tượng, siêu hình, giáo điều hay khiên cưỡng. Người học không bị ép buộc mà hoàn toàn chỉ mang tính định hướng để cho mọi người tùy hoàn cảnh mà linh hoạt áp dụng. Để dù tu theo cách nào cũng mang lại an vui cho bản thân, gia đình và xã hội.


Giáo lý của Đức Phật để lại rất nhiều, trong khuôn khổ bài viết mình xin chia sẻ 2 đề mục quan trọng trong giáo lý cơ bản của đạo Phật, đó là Lý Duyên Khởi và Tứ Diệu Đế.

Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại
Đức Phật là nhà giáo dục vĩ đại

Lý Duyên Khởi (Luật Nhân Quả)

Phật giáo quan niệm các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng theo quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không. Tất cả sự vật đều có quá trình hình thành, phát triển và tồn tại một thời gian và cuối cùng là tan biến.


Mọi sự vật đều bị chi phối bởi quy luật Nhân Duyên Quả - gọi tắt là quy luật Nhân Quả. Trong đó Nhân là mầm để tạo nên Quả, Duyên là sự hỗ trợ phương tiện cho nhân phát sinh. Tùy vào sự kết hợp giữa nhân và duyên mà tạo thành các kết quả khác nhau. Việc xuất hiện hay biến mất đều do sự kết hợp hoặc tan rã của nhiều nhân và duyên.


Và đời sống của con người bắt buộc phải tuân theo quy luật này. Đó là quá trình con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già đi và chết. Việc con người được sinh ra cũng không phải tự nhiên mà có, đó là sự kết hợp của nhiều nhân duyên hội tụ, việc chết đi cũng là do nhân duyên tan rã.


Trong chuỗi 12 nhân duyên tức Thập Nhị Nhân Duyên, Phật giáo cho rằng 12 nhân duyên có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Cái này là quả của cái trước, những lại là nhân, là duyên cho cái sau.


Trùng trùng duyên khởi, mọi sự vật luôn biến đổi cho nên những gì đang diễn ra trong cuộc sống đều vô thường. Không gì là mãi mãi ở một trạng thái nhất định.


Do đó, Đức Phật là một nhà giáo hướng dẫn cho con người thấy được những quy luật bất biến của cuộc sống.


Ngài đưa con người ra khỏi vô minh, để con người có sự hiểu biết đúng đắn. Để rồi từ đó mỗi người tự làm chủ cuộc đời, làm chủ vận mệnh của mình.


Mỗi người tự chuyển hoá bản thân trên con đường sống hướng thiện, nuôi dưỡng tâm từ bi và cái thấy biết về sự thật để không cố chấp bám víu vào sự vật hiện tượng sinh ra hay mất đi, không bị chi phối bởi sự vô thường của cuộc sống.

Đức Phật nhân duyên quả
Nhân là mầm để tạo nên Quả, Duyên là sự hỗ trợ phương tiện cho nhân phát sinh

Tứ Diệu Đế: 4 sự thật cuộc đời

Tứ diệu đế đã trở thành giáo lý căn bản xuyên suốt trong toàn bộ kinh điển Phật giáo, bao gồm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế.


Khi giảng dạy, Ngài đã chuyển đổi phương pháp từ tư duy lý luận sang hướng dẫn thực hành để có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn.


Khổ đế

Đức Phật chỉ ra rằng con người sống ở trên đời ai cũng phải gặp những điều đau khổ, bất như ý được phân chia thành 8 loại như sau:

  1. Sinh: sinh ra đời và tồn tại ai cũng phải trải qua đau khổ.

  2. Lão: tuổi già sức yếu là khổ.

  3. Bệnh: đau ốm là khổ.

  4. Tử: chết là khổ.

  5. Ái biệt ly khổ: những người thân yêu phải xa nhau là khổ.

  6. Oán tắng hội khổ: những người có oán thù mà phải gặp gỡ cũng là khổ.

  7. Cầu bất đắc khổ: điều mong cầu không toại nguyện là khổ.

  8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân - tâm đau khổ do tiếp xúc ngoại cảnh vô thường bên ngoài.

Khổ đế không phải làm cho con người buồn chán, bi quan mà trái lại nhìn rõ quy luật, thực tế cuộc sống để điềm tĩnh đón nhận để rồi tìm phương án giải quyết cho tốt đẹp.


Tập đế

Đức Phật đã khái quát 10 điều cốt lõi làm cho con người khổ đau đó là:

  1. Tham: tham lam.

  2. Sân: giận dữ.

  3. Si: si mê.

  4. Mạn: kiêu ngạo.

  5. Nghi: nghi ngờ.

  6. Thân kiến: chấp ngã.

  7. Biên kiến: hiểu biết không đủ đầy, cực đoan.

  8. Tà kiến: hiểu không đúng, mê tín dị đoan.

  9. Kiến thủ kiến: bảo thủ về ý kiến của mình.

  10. Giới cấm thủ kiến: giữ giới luật một cách cực đoan, cứng nhắc.

Tuy nhiên Phật giáo nhấn mạnh 3 nguyên nhân chính là tham-sân-si.


Diệt Đế

Đức Phật chỉ ra kết quả an vui hạnh phúc, đạt được khi con người diệt trừ hết những nỗi khổ. Mà muốn diệt khổ phải diệt tận gốc đó là diệt cái nguyên nhân gây ra đau khổ.


Đạo đế

Là những phương pháp mà Đức Phật hướng dẫn để chúng sinh thực hành diệt khổ.


Đây là phần quan trọng nhất của Tứ Diệu Đế, do đó Đức Phật đã chú trọng để tuỳ căn cơ mỗi chúng sinh mà phân tích cụ thể để hướng dẫn mọi người thực hiện cho phù hợp với bản thân mình.


Trong Đạo đế gồm 37 phẩm được chia làm 7 loại, đó là: Tứ Như Ý Túc, Tứ Chánh Cần, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo.


Trong 7 loại trên thì Bát chánh đạo được coi là pháp môn chính, quan trọng nhất.


Đây là 8 con đường phù hợp với mọi người, mọi thời đại. Giá trị của Bát chánh đạo là giúp con người nuôi dưỡng thân tâm, cải thiện hoàn cảnh, thoát khỏi khổ đau phiền não, bước lên con đường giải thoát an vui tự tại.


Bát Chánh Đạo gồm:

  1. Chánh Kiến: sự nhận thức đúng đắn, sáng suốt của trí tuệ.

  2. Chánh Tư Duy: suy nghĩ chân chánh, không trái với lẽ phải.

  3. Chánh Ngữ: lời nói chân thật, ngay thẳng.

  4. Chánh Nghiệp: hành động sáng suốt chân chánh.

  5. Chánh Mạng: làm nghề sinh sống chân chánh, thiện lương, không bóc lột, không xâm hại đến lợi ích của kẻ khác.

  6. Chánh Tinh Tấn: cố gắng liên tục, không nản lòng tập trung đi đến lý tưởng đúng đắn mà mình đang theo đuổi.

  7. Chánh Niệm: ý thức được khoảnh khắc trong hiện tại và tập trung vào khoảnh khắc đó.

  8. Chánh Định: tập trung tư tưởng vào chân lý đúng, có lợi cho mình và người khác.

Đức Phật chỉ ra bản chất đời sống này là Khổ
Đức Phật chỉ ra bản chất đời sống này là Khổ

Vậy có nên tin vào những lời dạy của Đức Phật?

Để trả lời cho câu hỏi này, xin gửi đến các bạn một câu chuyện.


Nhiều năm trước, tại một hội trưởng lớn có một vị học giả tuyên bố với mọi người rằng Đức Phật tuyệt đối không có thật. Lúc mọi người muốn ông chứng minh lời mình nói là đúng, học giả đó liền cao giọng nói như thách thức:


-Đức Phật! Nếu quả thực ngươi có thật thì hãy mau xuống đây hãy giết ta đi.


Sau đó, ông ta vênh mặt như thách thức trong mấy phút như cố ý chờ đợi, đương nhiên Đức Phật đã không hiển linh để giết ông ta. Học giả đó liền bước đi quanh sân khấu một vòng đưa mắt nhìn khán phòng một lượt rồi nói mọi người:

-Đã thấy chưa? Chả có thần phật nào ở đây cả, Phật vốn dĩ là không tồn tại!”


Cả khán phòng ban đầu lặng yên, sau đó cất lên những tiếng xì xào bàn tán. Bỗng nhiên, có một người phụ nữ đứng dậy giữa đám đông trong bộ dạng có vẻ như là một người nhà quê.


Bà tiến đến gần sân khấu, ngước nhìn học giả và nói:

-Thưa tiên sinh, lý luận của ông rất cao minh. Ông là một học giả uyên bác còn tôi chỉ là một phụ nữ quê mùa, tôi không thể phản bác lại ông. Tôi và con gái của mình đã có một cuộc sống thực sự bình yên và hạnh phúc nhờ tin và thực hành theo những lời chỉ dạy của Đức Phật.


Nếu khi chết đi, tôi phát hiện rằng tất cả những gì mình tin vào Đức Phật trước đây đều không tồn tại. Vậy tôi sẽ mất đi cái gì đây?.


Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu cả hội trường im lặng. Người nghe rất đồng tình với suy luận này, ngay cả vị học giả nọ cũng thán phục trong lòng.


Ông thấp giọng trả lời:

-Khi đã chết đi rồi thì mọi thứ đều là hư vô, còn được - mất gì đây thưa phu nhân? Tôi nghĩ bà không bị tổn thất gì cả!


Người phụ nữ nọ mỉm cười và nói:

-Cảm ơn ông, tôi vẫn còn một câu nữa muốn nói, nếu khi chết đi và thấy rằng những điều mà Đức Phật răn dạy con người sống hướng thiện, siêng năng trầm tịnh, quay vào bên trong để thấy biết chính mình là cách giúp ta sống an vui, hạnh phúc là có thật, khi ấy ông sẽ mất những gì?


Vị học giả suy nghĩ một hồi lâu, cúi mặt mà chẳng nói được lời nào.


Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại.


Đức Phật không công nhận có một đấng tối cao nào có thể chi phối đời sống của con người, không thế lực nào có thể ban phước hay giáng họa cho ai mà trong cuộc sống mỗi người là do tự họ quyết định.


Đừng tin Phật vì nghe lời đồn đại, đừng tin Phật vì đó là truyền thống, đừng tin Phật một cách mù quáng. Hãy tin Phật khi bạn hiểu và tinh tấn thực hành trong đời sống để cảm nhận ngay hạnh phúc trong hiện tại, chứ không phải ở một nơi xa xôi nào.

Phải có Chánh Kiến để nghi ngờ cả những lời Đức Phật chỉ dạy
Phải có Chánh Kiến để nghi ngờ cả những lời Đức Phật chỉ dạy

Kết luận

Cuối cùng, sau rất nhiều dẫn chứng về cuộc đời, cũng như những cống hiến vĩ đại của Đức Phật như 6 năm tìm Đạo và 45 năm đi thuyết giảng của Đức Phật, ắt hẳn bên trong mỗi độc giả đã có thêm niềm tin yêu về Ngài.


Hy vọng rằng, bài viết đã góp phần giúp bạn mở lòng đón nhận thêm một nền minh triết sâu sắc, để tự dẫn dắt mỗi chính mình đến con đường an vui, hạnh phúc.


3goc.vn xin gửi tặng đến độc giả bài viết để tri ân Đức Phật như một vị thầy hiền triết. Mọi người sau khi đọc nhận được giá trị nào, hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé.


***

Nội dung: Liên Thanh - Admin lớp Content 3 Gốc 

Biên tập: Khánh Vi

Hình ảnh: Thành Trung

Nguồn tham khảo:

Narada Maha Thera. Đức Phật và Phật Pháp. NXB Tổng hợp TP HCM

Lý Thái Thuận. Truyện tranh lịch sử Phật Thích Ca. NXB Hồng Đức

Thích Nhất Hạnh. Đường xưa mây trắng. NXB Văn Hoá Sài Gòn

Youtube: 5 Bằng chứng cho thấy Đức Phật đi trước khoa học

>>>Tìm hiểu thêm: Lộ trình 8 bước học Phật






3,502 views2 comments

2 Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Rated 5 out of 5 stars.

Bài viết quá đầy đủ, sâu sắc và dễ hiểu để những ai chưa phải là Phật tử như mình cũng có thể hiểu nhiều hơn về Đức Phật và giáo lý mà Ngài để lại cho nhân loại chúng ta thừa hưởng vẫn luôn là chân lý. Biết ơn bạn Liên Thanh, Khánh Vi, Thành Trung đã chia sẻ bài viết. ❤️❤️❤️

Like

Guest
Nov 19, 2023
Rated 5 out of 5 stars.

Add mới nâng cấp phần đánh giá này hay vậy, Biên ơn chị biên tập ạ!

Like
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page