top of page
Writer's pictureNhàn Lý

Bí kíp xây dựng thói quen đọc sách mỗi ngày

Updated: Jul 22

Vận may của chúng ta thường ẩn chứa trong những thói quen tốt, và đọc sách chính là thói quen mà chúng ta cần hướng tới.


Nhưng việc xây dựng được một thói quen tốt không phải là điều dễ dàng!


Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu cơ chế tạo nên thói quen, từ đó ứng dụng vào việc xây dựng thành công thói quen đọc sách, mở ra cánh cửa dẫn đến thế giới tri thức và những thành tựu mới.


Mục lục

  1. Thói quen đọc sách là gì?

  2. 3 điều kiện hình thành thói quen

  3. Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày

  4. Lời kết


đọc sách mỗi ngày 1

Thói quen đọc sách  là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường lặp đi lặp lại những hành động quen thuộc, và chính những hành động đó tạo nên thói quen - sức mạnh vô hình định hình con người.Nói cách khác, thói quen là hành động lặp đi lặp lại, được não bộ ghi nhớ và trở thành một phản xạ không điều kiện. 


Hãy tưởng tượng một khu rừng hoang vu, khi ai đó đi qua đi lại nhiều lần trên cùng một lối, dần dần những bước chân sẽ tạo thành con đường rõ rệt. Con đường mòn ấy chính là thói quen. Càng đi qua đi lại, lối mòn càng rõ ràng, và việc đi trên con đường ấy càng dễ dàng hơn.


Giống như con đường mòn, thói quen đọc sách là kết quả của việc chúng ta thường xuyên tiếp xúc với sách, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Nó là một phản xạ không điều kiện, khiến chúng ta tự nhiên muốn cầm cuốn sách lên, lật từng trang, và đắm chìm vào thế giới của những câu chữ.


Con đường mòn càng rộng và sâu, chúng ta càng dễ dàng di chuyển qua khu rừng, và thói quen đọc sách càng vững chắc, chúng ta càng dễ dàng tiếp cận với kho tàng kiến thức.


đọc sách mỗi ngày 2

Các chuyên gia cho rằng khoảng thời gian lý tưởng để hình thành một thói quen mới là 21 ngày. Nếu để ý bạn sẽ thấy có những khóa học thường lấy mốc là 7 ngày, 21 ngày, 30 ngày để kiến tạo một điều gì đó. Tuy nhiên, con số này chỉ là một chỉ dẫn chung, không phải là một quy luật bất biến. Thời gian hình thành thói quen sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ phức tạp của thói quen, động lực, sự kiên trì và sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh.


Vì vậy, để xây dựng thói quen nói chung và thói quen đọc sách nói riêng, bạn cần ghi nhớ 3 điều kiện sau nhé!


3 điều kiện để hình thành thói quen

Để tạo ra một con đường mòn trong não bộ, chúng ta cần 3 điều kiện như sau: 


Động lực của bạn đủ lớn

“Tại sao mình cần thay đổi?” 

“Mình muốn đạt được điều gì?”

“Mình nên hình thành thói quen này để đổi đời sau 1 tuần, 1 tháng, 1 năm hay mãi nhạt nhòa trong dòng chảy của cuộc sống?”


 Đó là câu hỏi mà chúng ta cần tự vấn khi muốn thay đổi bất cứ điều gì trong cuộc sống. Và trả lời được chúng là bạn đã tìm thấy động lực để bước tới đích cuối cùng.


Động lực chính là ngọn lửa đốt cháy ý chí, thôi thúc bạn hành động. Nó như một động cơ mạnh mẽ, đẩy bạn tiến về phía trước, vượt qua những khó khăn và thử thách. Một người muốn giảm cân, động lực của họ có thể là mong muốn có được một thân hình thon gọn, khỏe mạnh, tự tin hơn trong cuộc sống. Một người muốn học ngoại ngữ, động lực có thể là cơ hội thăng tiến trong công việc, du lịch nước ngoài, giao tiếp với bạn bè quốc tế.


Động lực càng mạnh, ý chí càng kiên định, con đường mòn trong não bộ sẽ được tạo ra nhanh hơn. Lặp đi lặp lại một hành động đủ nhiều lần sẽ tạo ra một đường rãnh trong não bộ, khiến hành động đó trở nên dễ dàng, tự nhiên hơn. 


đọc sách mỗi ngày 3

Ví dụ, bạn muốn tập thể dục mỗi sáng. Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy khó khăn, ngại ngùng, nhưng khi bạn kiên trì tập luyện, động lực "muốn có một cơ thể khỏe mạnh" sẽ thôi thúc bạn tiếp tục. Dần dần, việc tập thể dục sẽ trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.


Tuy nhiên, không phải mọi thay đổi đều mang lại hiệu quả ngay lập tức. Một số thay đổi cần thời gian để tạo ra kết quả và điều này có thể khiến bạn nản lòng. Nhưng nếu đã có trong mình một động lực đủ lớn, bạn sẽ dễ dàng vượt qua.


Thói quen dễ làm và hấp dẫn

Dễ làm là bạn chọn những hành động dễ dàng thực hiện, dễ đến mức bạn không thể bỏ cuộc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần thiết lập mục tiêu hợp lý, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bản thân. Bên cạnh đó, bạn có thể tích hợp thói quen mới với những thói quen có sẵn. 


Ví dụ, bạn nghiện điện thoại và hiện giờ bạn muốn tạo thói quen đọc sách, vì vậy hãy đặt cho mình tiêu chuẩn, đọc 1 -2 trang trước khi xem điện thoại 15-20 phút.


Nhưng dễ chưa đủ để bạn tạo thành nếp, thói quen đó phải tạo sự hấp dẫn cho bạn. Có khi nào bạn thắc mắc: Tại sao thói quen xấu dễ hình thành, còn thói quen tốt thì xem chừng luôn luôn khó?


Chúng ta thường dễ dàng bị cuốn hút bởi những thói quen không tốt như lướt mạng xã hội, ăn đồ ngọt, xem phim xuyên đêm… bởi vì chúng thường mang lại những cảm giác tức thời, dễ chịu, thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn.


đọc sách mỗi ngày 4

Ngược lại, những thói quen tốt như tập thể dục, đọc sách, ăn uống lành mạnh lại đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực, và sự hy sinh những thú vui tức thời. Chúng không mang lại sự thỏa mãn ngay lập tức, thậm chí còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong giai đoạn đầu. 


Giờ bạn đã hiểu tại sao thói quen đọc sách - dù là thói quen tốt nhưng khó hình thành rồi đúng không? Bởi vì giai đoạn đầu chúng ta chưa cảm nhận được sự dễ chịu, thỏa mãn khi nhìn thấy kết quả và thực sự so với những món giải trí khác, sự hấp dẫn của việc đọc sách còn kém xa.


Bật mí cho bạn là hãy thường xuyên tô vẽ đích đến, tạo những phần thưởng nhỏ… để góp phần làm cho thói quen mới trở nên hấp dẫn hơn. Khi chúng ta đạt được những thành tựu nhỏ, não bộ sẽ giải phóng dopamine - hormone mang lại cảm giác đê mê, sung sướng, khiến chúng ta có xu hướng thèm thuồng, muốn lặp lại hành động đó.


Môi trường thuận lợi

Để tạo thành một thói quen, đặc biệt là một thói quen tốt như đọc sách, môi trường xung quanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. 


đọc sách mỗi ngày 5

Hãy tưởng tượng bạn muốn tập thể dục mỗi sáng, nhưng khi thức dậy, bạn lại thấy chiếc giường ấm áp quá sức hấp dẫn, còn phòng tập thì quá xa, quá đông người. Lúc này, ý chí của bạn rất dễ bị lung lay. Nhưng nếu có một nhóm bạn “lôi kéo” thường xuyên nhắc nhở thì có thể tình hình sẽ khác.


Ngược lại nếu bạn hừng hực khí thế nhưng bạn bè người thì rủ đi shopping, người thì rủ cafe hay hẹn hò tám chuyện, khả năng cao năng lượng của bạn sẽ giảm.


Vậy nên khi nội lực của mình còn yếu, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Một người bạn, thậm chí một nhóm bạn cùng chung mục tiêu sẽ là động lực to lớn. Việc cam kết với chính mình, có thể bằng cách chia sẻ mục tiêu trên mạng xã hội hoặc cam kết với một người bạn, sẽ tạo thêm áp lực tích cực, giúp bạn kiên trì hơn.


Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày

Bạn đã hiểu rõ cơ chế hình thành thói quen và những điều kiện cần thiết để tạo dựng một thói quen bền vững. Giờ là lúc ứng dụng kiến thức đó để biến việc đọc sách thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. 


Hãy tận dụng những bí mật của não bộ, tạo động lực, lựa chọn sách phù hợp và xây dựng một môi trường thuận lợi, bạn sẽ sớm biến việc đọc sách thành một thói quen tích cực, giúp bạn khai mở kho tàng kiến thức và nâng tầm bản thân.

đọc sách mỗi ngày 6

Suy xét được - mất

Trước khi bắt đầu, bạn có thể dành thời gian suy ngẫm về những lợi ích và khó khăn mà bạn có thể gặp phải khi hình thành thói quen này. Bạn sẽ được gì mà mất gì khi dành thời gian tạo dựng thói quen này.


Bạn sẽ mất gì?

  • Thời gian: Bạn cần dành thời gian nhất định để đọc sách, điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian dành cho các hoạt động khác trong cuộc sống.

  • Sự thoải mái: Đôi khi, việc đọc sách có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu, đặc biệt là khi bạn phải tập trung cao độ vào những cuốn sách khó hiểu hoặc dài dòng.

  • Sự giải trí tức thời: Đọc sách không mang lại niềm vui tức thời như xem phim, chơi game, hay lướt mạng xã hội.


Nhưng bạn sẽ được:

  • Kiến thức và trải nghiệm: Bạn sẽ tiếp cận với những kiến thức mới, những lĩnh vực chưa từng biết đến, giúp bạn hiểu biết sâu rộng hơn về thế giới xung quanh. Bạn sẽ được trải nghiệm những câu chuyện, những cuộc phiêu lưu, những cảm xúc mà bạn chưa từng được biết đến.


  • Phát triển bản thân: Đọc sách giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, và giải quyết vấn đề hiệu quả. Nó cũng giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp, mở rộng vốn từ vựng, và cải thiện cách diễn đạt.


  • Sự thấu hiểu và đồng cảm: Đọc sách giúp bạn hiểu rõ hơn về con người, về cuộc sống, và về những vấn đề xã hội. Nó giúp bạn đồng cảm với những người xung quanh, và có cái nhìn bao dung hơn về cuộc sống.


Hãy cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và mất mát này để đưa ra quyết định sáng suốt cho hành trình đọc sách của mình.


Tác ý liên tục

Để bắt đầu hành trình đọc sách một cách hiệu quả, hãy thử đặt cho mình những mục tiêu rõ ràng và cụ thể. 


Thay vì mơ hồ với suy nghĩ "Tôi sẽ đọc nhiều sách hơn", bạn có thể thử đặt ra những mục tiêu cụ thể như "Tôi sẽ dành thời gian đọc cuốn sách này vào 5h mỗi sáng", hoặc "Mỗi ngày tôi sẽ cố gắng đọc 1 trang của cuốn sách này...". 


đọc sách mỗi ngày 7

Khi đã có mục tiêu rõ ràng, hãy liên tục nhắc nhở bản thân rằng đó là một cuộc hẹn quan trọng, một lời hứa với chính mình, không thể bỏ lỡ. Để chắc chắn không bỏ lỡ cuộc hẹn này, bạn có thể ưu tiên thực hiện việc đọc sách trước khi bắt đầu những công việc khác trong ngày.


Thực hiện đều đặn 

Dành 5-10 phút mỗi ngày cho việc đọc chắc hẳn không phải là điều khó khăn. Bạn không cần vội vàng, hãy xem việc đọc sách như một cuộc hẹn hò nhẹ nhàng, chỉ cần đều đặn. Tăng thời gian lên 30 phút, 1 tiếng, hoặc nhiều hơn nữa, tùy thuộc vào khả năng và sở thích của bạn. Bởi việc đọc sách là một hành trình dài, không phải cuộc đua tốc độ.


Hãy tưởng tượng bạn muốn chinh phục một ngọn núi cao. Bạn sẽ không thể leo lên đỉnh núi ngay lập tức. Bạn cần bắt đầu từ những bước chân nhỏ, từng bước một, dần dần chinh phục độ cao.


đọc sách mỗi ngày 8

 Việc đọc sách cũng tương tự như vậy. Để làm quen, bạn bắt đầu bằng những cuốn sách ngắn, dễ đọc, phù hợp với khả năng. Dần dần, bạn có thể thử sức với những cuốn sách dày hơn, phức tạp hơn, và đầy thử thách hơn.


Tự tạo ra những thử thách nhỏ cho bản thân để giữ vững động lực và hứng thú. Ví dụ, đặt mục tiêu đọc hết một chương sách trong tuần, hoặc hoàn thành một cuốn sách trong tháng. Ghi lại những mục tiêu này và thường xuyên nhắc nhở bản thân để giữ vững quyết tâm. Khi đạt được rồi hãy tự tặng cho mình một món quà nhỏ để ghi nhận bản thân nhé!


Lời kết 

Mình đã  chia sẻ với bạn những bí mật của việc hình thành thói quen, đặc biệt là thói quen đọc sách. Bạn thử vận dụng những kiến thức này, biến việc đọc sách thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống trong cuộc sống nhé!


Chúc bạn sớm hình thành được thói quen đọc sách mỗi ngày!


Nội dung: Nhàn Lý

Biên tập: Khánh Vi

Hình ảnh: Tuệ Tâm

 


18 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page