top of page
Writer's pictureKhánh Vi

4 vòng tròn đào tạo giúp phát triển bản thân theo chiều sâu

Updated: Jun 9

MỤC LỤC:


***

Giáo Dục – Đào Tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng nội lực cho mỗi người. Những câu hỏi "Đào tạo như thế nào để mỗi con người khai phá hết tiềm năng?", "Giáo dục nhà trường hay tự thân?”, "Đâu là những giai đoạn vàng của đào tạo?”. Đây là những trăn trở chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Nếu hiểu mập mờ, chúng ta sẽ đánh giá không đúng về nền giáo dục hiện tại, cũng như cách định vị chính mình, và không rõ ràng để định hướng cho giai đoạn tiếp theo. 3goc.vn mời bạn cùng đọc bài viết về "4 vòng tròn đào tạo".

Bài viêt được đúc kết từ lời giảng của thầy Trần Việt Quân - người đã có hơn 20 năm đào sâu nghiên cứu giáo dục.

4 vòng tròn đào tạo 1
Bài viết nằm trong chuỗi 64 thẻ "Rèn trí sáng suốt", giúp bạn Chánh Kiến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày dưới góc nhìn 3 Gốc.

4 Vòng tròn đào tạo là gì?

Là một người vô cùng tâm huyết với giáo dục, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nền giáo dục Việt Nam thật sự đi vào chiều sâu. Vì thế, sau những hành trình đi tìm hiểu các nền giáo dục thành công trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Phần Lan, Bhutan.

Tôi đã nhận ra rằng 12 năm học Phổ thông và 4 năm Đại học, ta thường được giáo viên tập trung phát triển về những thông tin, kiến thức học đường.

Nếu muốn ra trường được trả lương cao, thì phải tập trung phát triển các kỹ năng mềm. Còn nếu muốn làm việc đúng với đam mê, sở trường của mình, thì phải hiểu thật sâu về năng khiếu, tính cách của bản thân.

4 vòng tròn đào tạo 2

Người nào tìm ra được đam mê, ước mơ của mình, cùng với kỹ năng để theo đuổi lâu dài, thì người đó sẽ sớm thăng hoa, bước được lên những đỉnh cao của sự nghiệp.

Tuy nhiên đó vẫn chưa là đích đến cuối cùng của cuộc đời. Để sống một cuộc đời hạnh phúc, vững chãi, chúng ta cần đi vào nội tâm, đi sâu vào những giá trị cốt lõi trong cùng.

Nó được ví là "kim chỉ nam" hướng ta đến chiều sâu của SỰ HỌC. Một sự học không chỉ để có cái bằng, cái nghề, mà còn là để LÀM NGƯỜI. Một khi đã hiểu về bản thân, hiểu về cuộc đời ta sẽ dám "tu sửa" chính mình để sống một cuộc đời ý nghĩa, cống hiến và đầy tử tế.

Từ nhận thức mới mẻ này, tôi đã đúc kết bức tranh của Giáo Dục - Đào Tạo thành 4 vòng tròn như sau:

  • Vòng tròn số 1: Vòng tròn nhân cách cốt lõi, nghệ thuật sống. Vòng tròn này giúp ta biết sống có chiều sâu, hiểu biết chính mình và sống cuộc đời có ý nghĩa.

  • Vòng tròn số 2: Là vòng tròn các xu hướng tính cách, năng khiếu. Vòng tròn này giúp ta biết được thế mạnh, sở trường để lựa chọn công việc phù hợp và giúp đi đến đỉnh cao của ngành nghề đó.

  • Vòng tròn số 3: Là vòng tròn kỹ năng nghề, sự lành nghề trong công việc.

  • Vòng tròn số 4: Là vòng tròn thông tin, kiến thức gồm các môn học như toán, lý, hóa, lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ, khoa học…

4 vòng tròn đào tạo 3

Chuyện gì xảy ra nếu 4 vòng tròn không phát triển đều?

Có vòng tròn 4 nhưng thiếu vòng tròn 3

Kết quả là sinh ra thất nghiệp, tiến sĩ giấy, nhảy việc…

Hầu hết, chương trình giáo dục tại Việt Nam ở trường, tại nhà đều thiên về đào tạo kiến thức, chưa chú trọng đến việc đào tạo các vòng tròn bên trong.

Do đó, sinh viên Việt Nam ra trường thiếu hụt rất nhiều kỹ năng, trong khi đó lương doanh nghiệp sẽ tính dựa trên hiệu quả công việc. Mà kỹ năng sinh ra hiệu quả trong công việc thay vì kiến thức.

Nhiều sinh viên chưa hiểu thấu đáo về điều này, bị mắc kẹt rằng mình có bằng cấp nên dẫn đến đòi hỏi, kỳ vọng lương thưởng. Sự đòi hỏi càng lớn, càng vênh với doanh nghiệp thì tình trạng thất nghiệp, nhảy việc càng tăng cao. Các thủ khoa thất nghiệp là một ví dụ điển hình.

Mặc dù ra trường với tấm bằng giỏi, kiến thức là 10 nhưng họ chỉ được nhận mức lương 1. Bất mãn vì cho rằng "ông chủ không biết sử dụng nhân tài" họ nhảy việc từ chỗ này qua chỗ khác, một năm chuyển đổi tới 3,4 công ty mà vẫn không hài lòng.

4 vòng tròn đào tạo 4

Lận đận trong sự nghiệp, một số người quyết tâm về trường học lên thạc sĩ với hy vọng tấm bằng mới sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn cho mình. Nhưng ngặt nỗi, càng học thì kiến thức càng tăng cao, từ 10 tăng lên 15 điểm nhưng kỹ năng lại giảm sút.

Bởi vì, không làm việc nên nó chạm dần tới mốc 0. Lúc này độ chênh lệch lại càng lớn, bài toán tìm kiếm việc làm để nhận được một mức lương cao lại càng khó khăn.

Lỡ đi theo nghiệp học vấn, nhiều thạc sĩ đành tặc lưỡi học luôn lên tiến sĩ. Thế là 30 tuổi có cái bằng tiến sĩ trong tay, nhưng lúc này bao nhiêu sức sống của tuổi thanh xuân không còn nữa.

Họ dồn hết vào việc học, lại đến tuổi lấy vợ, lấy chồng, họ đành chấp nhận một công việc tạm bợ để tiêu ngốn hết mớ kiến thức. Những công trình nghiên cứu khoa học chỉ còn trên giấy, chưa được hiện thực hoá, nên người ta gọi họ là "tiến sĩ giấy".

Theo thống kê, số lượng tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam cao nhất nhì khu vực (cao hơn cả Thái Lan, Philippines…), nhưng số lượng công trình khoa học hàng năm được công bố đạt chuẩn quốc tế thì lại rất thấp.

Một sự thật, rất nhiều tiến sĩ giấy đã trở thành giảng viên của các trường đại học tạo ra vòng lặp luẩn quẩn trong giáo dục. Học sinh đi theo con đường của thầy, ra trường lại thất nghiệp. Con số cử nhân năm 2018 là 135.000, năm 2017 là 237.000.

Như vậy, nếu vòng tròn số 4 đầy nhưng thiếu vòng tròn số 3 thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Các thế hệ học sinh khi ra trường đều không có kỹ năng để làm việc. Đó là một thực trạng đáng buồn.

4 vòng tròn đào tạo 5

Có vòng tròn 3, 4 nhưng thiếu vòng tròn 2, 1

Kết quả là đạt được thành công nhưng không trọn vẹn

Một người học tập, rèn luyện kỹ năng chăm chỉ sẽ sớm đạt được sự lành nghề. Điều đó giúp họ kiếm được tiền, có một cuộc sống sung túc. Nhưng sự thật. không phải ai làm nghề giỏi cũng hạnh phúc.

"Câu chuyện về một bác sĩ đạt giải Nobel. Ông phát minh ra phương pháp phẫu thuật mới giúp tăng tỉ lệ sống sót cho bệnh nhân lên 50%. Nhưng khi lên nhận giải ông đã bật khóc. Ông nói với mọi người rằng ông thành công nhưng không cảm thấy hài lòng.

Ông chưa bao giờ muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật, mà lại là bác sĩ phẫu thuật thành công nữa, điều đó là gánh nặng với ông. Đam mê thực sự của ông là trở thành một vũ công. Khi nhìn người khác nhảy múa tâm hồn ông như chết đi”.

Có thể, họ đạt được thành công nhờ rèn luyện, nhưng công việc đó trái với đam mê, sở thích thì họ vẫn không cảm thấy trọn vẹn.

4 vòng tròn đào tạo 6

Thường mỗi người sẽ có một xu hướng tính cách khác nhau. Xu hướng tính cách thiên về bên nào thì thường sẽ xuất hiện năng khiếu bên đấy.

Ví dụ những người hướng nội sẽ làm tốt các công việc trong phòng thí nghiệm, R&D; người hướng ngoại sẽ làm tốt công việc phòng kinh doanh, marketing... liên quan đến việc giao tiếp với con người.

Như vậy, người nào hiểu được xu hướng tính cách thì sẽ chọn được công việc phù hợp. Khả năng thành công trong nghề nghiệp đó cũng cao hơn. Những người nào làm việc đúng với năng khiếu nổi trội của mình thì sẽ trở thành số 1, đỉnh cao của nghề đó. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhà bác học Anhxtanh là những người như vậy.

Nền giáo dục hiện nay, chúng ta ít khi được dạy về môn học "hiểu chính mình". Đó là một thiệt thòi rất lớn. Có những người đến lúc tuổi đã già vẫn không biết thực sự tính cách của mình là gì. Cả cuộc đời họ chỉ làm một công việc theo quán tính, đi làm cho qua ngày chứ chưa bao giờ chạm vào được con người của mình. Thật đáng tiếc!

Tuy nhiên cũng có những người can đảm, quyết tâm đào sâu con người mình. Họ thường ban đầu sẽ trả giá rất đắt, họ nghỉ việc, đánh đổi sự nghiệp để đi theo con đường mình chọn, nhưng nếu kiên trì họ sẽ tìm ra quả ngọt và nó rất xứng đáng. Đó là tìm ra được một cuộc đời đáng sống. Ở độ tuổi 35-45 họ rẽ nhánh sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là rất nhiều.

Vậy có được vòng tròn số hai chúng ta mới sống trọn vẹn với con người mình, mới tìm thấy sự thăng hoa trong công việc, nhờ vậy mà chúng ta cảm nhận cuộc sống có ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên có những người tìm được cả ba vòng tròn bên ngoài nhưng họ vẫn bế tắc và không hạnh phúc trong cuộc sống.

Tại sao vậy?

4 vòng tròn đào tạo 7
Chung tay xây dựng nội dung Trang Thư Viện 3 Gốc có chiều sâu, mang nhiều giá trị - hướng theo sợi chỉ đỏ "Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc".

Có vòng tròn 4, 3, 2 nhưng thiếu vòng tròn số 1

Kết quả là cuộc sống sẽ thiếu đi nền tảng cốt lõi, rất dễ chông chênh khi có những tác động từ bên ngoài xảy đến bất ngờ.

Khi bước được vào vòng tròn số 2, tìm thấy công việc có cảm hứng hơn, phù hợp hơn nhưng sau một thời gian rất nhiều người lại cảm thấy chán, trong lòng cảm thấy trống vắng. Họ có được tất cả danh tiếng, tình yêu, sự nghiệp, sự ngưỡng mộ… nhưng thứ mà họ thiếu đó là niềm vui tận sâu bên trong tâm hồn.

Những ca sĩ, người mẫu, diễn viên nổi tiếng là một ví dụ.

Họ đứng trên đỉnh cao của thành công nhưng họ bỏ quên tâm hồn mình, bỏ quên những giá trị sống đúng đắn. Lòng tham danh vọng khiến họ phải đối diện với áp lực của dư luận xã hội, không có đời sống riêng tư, không có những người bạn chân thành như một người bình thường.

Càng thành công chừng nào cuộc sống càng ngột ngạt chừng ấy. Khi áp lực bên ngoài đã vượt quá sức chịu đựng, họ rất dễ hoang mang về chính mình, lúc ấy chỗ dựa trong tâm hồn hoàn toàn trống rỗng.

Điều đó dẫn đến họ rơi vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi, mua sắm để khỏa lấp những khoảng trống. Tệ hơn, họ có thể tìm đến cái chết để giải thoát cho sự bế tắc của mình.

Một cái cây bị bật gốc rễ thì sẽ không thể sống sót. Cuộc sống mà đánh mất đi những giá trị trong tâm hồn, không biết sống vì điều gì thì rất dễ rơi vào trạng thái mất định hướng, dễ xa rời xã hội.

Như vậy, vòng tròn số 1 là quan trọng nhất. Nó là chất liệu tạo nên cuộc sống bình an và hạnh phúc. Chúng ta cần luôn nuôi dưỡng, vun bồi những phẩm chất cốt lõi thì sự gắn kết của chúng ta vào cuộc sống mới bền chặt.

4 vòng tròn đào tạo 8

Thực trạng giáo dục tại Việt Nam

Thực trạng cho thấy, hầu hết những ngôi trường ở Việt Nam chỉ trao được 2 vòng tròn bên ngoài mà thiếu vòng tròn hiểu bản thân, vòng tròn nhân cách cốt lõi.

Giáo dục đúng đồng nghĩa với việc nhân cách cốt lõi phải là cái cần được dạy đầu tiên - ngay từ khi còn nhỏ.

Bạn sẽ thấy đứa trẻ nào cũng rất ham học hỏi, hiếu động, chúng rất thích đặt câu hỏi tại sao, rất thích quan sát, rất thích khám phá và nhìn ngó lung tung.

Nếu ở nhà, có cái gầm giường thì chúng sẽ chui xuống gầm giường ngắm từng cái song sắt

Nếu có cái quạt đang quay thì chúng sẽ thò ngón tay vào các khe lồng quạt

Nếu có ổ điện đang cắm thì chúng sẽ khoái chí rút ổ điện để cắm ngón tay mình vào

Tiếc thay, trong giai đoạn trẻ có năng lực quan sát mạnh mẽ này thì cha mẹ và những thầy cô giáo ở trường lại bắt ép chúng phải thuộc lòng những bài tập, những gợi ý sẵn có cho một bài tập làm văn.

4 vòng tròn đào tạo 9

Những câu hỏi “Tại sao?” được hồi đáp bằng lời gắt gỏng đã làm hao mòn đi khả năng tư duy sâu sắc và sự tò mò tự nhiên này.

Trong những lần đưa trẻ đi tham quan trang trại, ruộng lúa, đi biển, leo núi, đến xưởng gốm, mỹ nghệ…nếu để ý quan sát, bạn sẽ nhận ra rằng trẻ sống rất hòa hợp và yêu thiên nhiên cây cỏ; rất tò mò quan sát và khám phá vô vàn điều mới lạ; rất nghị lực khi leo núi, đá bóng, thậm chí có thể chạy nhảy, nghịch ngợm cả ngày mà không biết mệt mỏi.

Thế mà bao lâu nay chúng ta cứ trói buộc chúng bằng những tư tưởng “vụn vặt” của sự học vẹt, của sự vâng lời thầy cô. Lâu dần những hạt giống nhân cách cốt lõi ấy cứ ngày càng chết mòn.

Tóm lại, vòng tròn KIẾN THỨC do học mà có, vòng tròn KỸ NĂNG thì kiếm được nhiều tiền, vòng tròn xu hướng TÍNH CÁCH, năng khiếu thì làm cho các bạn trở thành người số 1, còn vòng tròn LÕI sẽ giúp bạn dám sống với chiều sâu của tâm thức, dám tìm về chính mình, dám cống hiến và cho đi vô điều kiện.

4 vòng tròn đào tạo 10

Áp dụng dạy nhân cách cốt lõi vào từng tiết học

Thông qua môn học thấu hiểu và lắng nghe chính mình, chúng ta có thể lồng ghép việc dạy quy luật Nhân Quả bằng một hoạt động đơn giản.

Đầu tiên, bạn hãy đưa một cuốn truyện tranh dạy về đạo lý như Nhân Quả - Vĩ Nhân. Sau đó hướng dẫn trẻ phân chia thành 2 nhóm.

Một nhóm ngồi im lặng một mình nghiên cứu, ngẫm nghĩ chiều sâu của các câu chuyện rồi chia sẻ lại cho một vài bạn thân trong lớp. Một nhóm mang những điều hay lẽ phải đó đi thuyết phục các bạn lớp bên cạnh.

Tùy theo mỗi xu hướng tính cách mà trẻ sẽ chọn một nhóm phù hợp với năng khiếu và tính cách của mình. Bằng những trải nghiệm thực tế hãy hướng dẫn trẻ quan sát và nhận ra chúng thuộc tuýp người hướng nội hay hướng ngoại? Hãy giúp trẻ khám phá và sử dụng thế mạnh đó để làm những việc tốt đẹp, ý nghĩa.

4 vòng tròn đào tạo 11

Nếu muốn nhét “tình yêu thương”, “sự nỗ lực” và “tư duy sâu sắc” về môn học kỹ năng bơi lội thì cũng làm tương tự.

Đầu tiên bạn cứ cho trẻ tập bơi trước, sau đó dạy trẻ lặn và cứu hộ. Khi trẻ mong muốn cứu ai đó đang đuối nước là trẻ đã có đạo đức, nếu trẻ vượt qua nỗi sợ để dám làm điều đó là dũng cảm và nếu trẻ cứu người mà vẫn an toàn cho đôi bên thì là có trí tuệ.

Vậy là bây giờ môn học kỹ năng không đơn thuần chỉ dừng lại ở kỹ năng mà đã đi sâu vào các giá trị cốt lõi. Ngoài môn bơi lội, chúng ta cần tư duy thêm về các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh tồn để hoạt động này bật lên chất đạo đức, hoạt động kia bật lên chất nghị lực. Hướng dẫn các con phải suy nghĩ trò chơi này theo chiều sâu, trò chơi khác lại tư duy theo nhân quả.

Kiến thức của Việt Nam dạy khá nhiều và thiếu tính ứng dụng hơn so với thế giới. Vì vậy, chúng ta có thể chọn lọc dạy những kiến thức căn bản để thời gian còn lại trong tiết học sẽ lồng thêm những giá trị cốt lõi của vòng tròn 1.

Hãy giúp trẻ hiểu được các con vật sinh trưởng, sống hài hòa và tuân theo quy luật của vũ trụ, của tự nhiên trong môn Sinh học.

Hãy giúp trẻ học những vị anh hùng lịch sử, những gương vĩ nhân Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, về vị cha đẻ của Vacxin Louis Pasteur.

Hãy giúp trẻ học hát, bài thơ có nội dung trên nền tảng đạo lý.

Bởi lẽ một nền giáo dục sâu sắc là nền giáo dục có thể lồng ghép vòng tròn cốt lõi vào các vòng tròn bên ngoài. Từ kiến thức cho đến kỹ năng, từ năng khiếu cho tới tính cách, từ đi học cho đến ở nhà, tất cả đều cần có hạt giống “nhân cách cốt lõi” (Đạo đức – Trí tuệ - Nghị lực).

4 vòng tròn đào tạo 12

Kết luận

Xin được chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết và suy ngẫm. Bạn đang đọc bài được đúc kết từ bài giảng của thầy Trần Việt Quân với chủ đề “Một góc nhìn khác về chiều sâu của giáo dục”.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các chủ đề nhỏ khác ứng dụng trong gia đình, trường học, cá nhân, doanh nghiệp. Bạn đã nhận được giá trị nào từ bài viết này, hãy để lại bình luận cho 3goc.vn biết nhé!

***

Nội dung: Thầy Trần Việt Quân

Biên tập: Nhóm Content GNH

Hình ảnh: Tuệ Tâm - Học viên Content 3 Gốc

>>>Mời bạn lắng nghe phiên bản Radio



2,155 views2 comments

2 Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Tri Dang
Tri Dang
Dec 13, 2022

Không những là chỉ học mà không hành như ở #1, có lẽ phần nhiều việc học cũng chưa đủ đầy, từ các cấp học có thực sự đã là thực học?

Like

Thuy Nguyen Ngoc
Thuy Nguyen Ngoc
Dec 13, 2022

Bài viết rất hay và ý nghĩa, giúp mình nhìn lại được mình đã có gì mà chưa có gì, tại sao mình làm nghề giỏi nhưng chưa bao giờ có niềm vui, được khen nhưng lại không tìm thấy hạnh phúc với công việc! Biết ơn Thầy và GHN đã có một bài viết hay để nhắc bản thân mình nhìn lại!

Like
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page