top of page
Writer's pictureKhánh Vi

Trí Tuệ là gì? Có Trí Tuệ bạn sẽ là ánh sáng của chính cuộc đời mình

Updated: Jun 23

MỤC LỤC:

***

Chào bạn, trong một bài viết trước về chủ đề 3 Gốc là gì, bạn đã được hiểu một cách tổng quan về 3 Gốc gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Đạo đức là tình yêu thương giúp cuộc đời thêm đẹp, Nghị Lực là ý chí hành động và Trí tuệ là ánh sáng để dẫn đường.


Bài viết này, 3goc.vn sẽ đào sâu vào yếu tố Trí Tuệ để bạn hiểu rõ tại sao gọi Trí Tuệ là ánh sáng dẫn đường trong cuộc sống. Sau đó, bài viết sẽ giới thiệu các phương pháp hiệu quả giúp rèn luyện Trí Tuệ.


Nào cùng đọc nhé!


Trí tuệ là gì?

Trí Tuệ có thể được hiểu một cách đơn giản là sự hiểu biết đúng đắn về chính mình, về con người, về cuộc sống mà không bị che lấp bởi si mê, tà kiến (những suy nghĩ lệch lạc, không đúng sự thật).


Để làm rõ hiểu biết đúng đắn cụ thể là gì, chúng ta cùng mổ xẻ yếu tố Trí Tuệ theo 2 góc nhìn: Dựa trên kinh điển (Bát chánh đạo) và dựa theo đúc kết lời giảng của Thầy Trần Việt Quân. 


Định nghĩa 3 Gốc là do thầy Trần Việt Quân đúc kết, chuyển ngữ từ Bát Chánh Đạo trong nhà Phật. Cho nên phân tích 2 trên góc nhìn này, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn, khách quan.


Trí Tuệ dưới góc nhìn Bát chánh đạo

Trong Bát Chánh Đạo, có thể xem Trí Tuệ thuộc chi phần Tuệ. Tuệ được phát sinh từ sự hiểu biết khi ta trải nghiệm thông qua Văn - Tư - Tu (Học-Hiểu-Hành). Tuệ giúp ta có khả năng tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, giúp cho mọi quyết định và hành động đều đúng đắn, có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. 


Chính nhờ vào Trí Tuệ, con người mới có khả năng phán đoán, suy xét về những việc mình làm, chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Có Trí Tuệ sẽ giúp ta có những hiểu biết đúng đắn xua tan phiền não.


Tuệ bao gồm: chánh kiến và chánh tư duy.


Chánh kiến là thấy đúng, nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý dựa trên hiểu biết, nhận thức đúng đắn, cách nhìn, quan điểm đúng đắn, hiểu biết sự thật đúng như thật, chứ không phải tưởng như thật. 

Chánh kiến còn là sự hiểu biết và nhận thức qua quá trình kinh nghiệm thực tế. Có nghĩa là trải nghiệm để thấu rõ các vấn đề mà không dựa trên sự phán đoán hạn hẹp của suy nghĩ.


Chánh tư duy là nghĩ đúng, và nghĩ đúng ở đây có nghĩa là suy tư phù hợp với đạo lý duyên khởi, là tìm ra giải pháp theo chiều hướng thiện lành cho những vấn đề nhận ra sau khi chánh kiến.

>>>Đọc thêm: Bát Chánh Đạo


Trí Tuệ dưới góc nhìn thầy Trần Việt Quân

Trong lớp Chánh Kiến, thầy Quân có chia sẻ rất rõ Trí Tuệ ở 3 khía cạnh.


Đầu tiên, Trí Tuệ là hiểu rõ Nhân Quả với 3 câu hỏi:

  1. Cái gì (tâm gì) vận hành ngầm dưới điều này?

  2. Cốt lõi là gì (nguyên nhân chính)?

  3. Điều này lặp lại thì sẽ xảy ra điều gì trong tương lai?


Thứ hai, Trí Tuệ là biết rõ cái gì nên theo, nên bỏ: đúng sai, thiện ác, nên hay không…


Thứ ba, Trí Tuệ là tư duy đúng giải pháp phù hợp với thực tế: gieo đúng nhân để gặt đúng quả, hoặc gieo điều đúng đắn hướng thiện.


Từ phân tích Trí Tuệ theo Bát Chánh Đạo và đúc kết của Thầy Trần Việt Quân, ta thấy rõ được Trí Tuệ ở góc nhìn đa chiều hơn, nhưng cũng sẽ thấy Trí Tuệ ở những điểm chung cốt lõi phải không nào.

Cùng CHUNG TAY đóng góp trí lực và vật lực để giúp 3goc.vn sản xuất thêm nhiều nội dung hay trong thời gian tới, bạn nhé!

Phương pháp rèn luyện Trí Tuệ

Để rèn luyện được Trí Tuệ, chúng ta sẽ có 3 phương pháp cốt lõi. Chỉ cần bạn thực hành được 2 điều này thì bất cứ vấn đề thuộc tình huống nào, bạn cũng sẽ có cái thấy đúng (chánh kiến) và nghĩ giải pháp đúng (chánh tư duy)


Rèn tư duy Nhân Quả

Để có được cái thấy đúng đắn (Chánh Kiến) chúng ta sẽ tập nhìn sâu vào Nhân Quả. Bởi quy luật Nhân Quả là quy luật tự nhiên luôn đúng, nó không phụ thuộc vào tôn giáo, trường pháp hay quan điểm truyền thống nào. Điều này có nghĩa là mọi thứ diễn ra không phụ thuộc vào sự cưỡng cầu hay tác động của một “thế lực" nào bên ngoài hết.


Nhân quả là quy luật của vũ trụ và được thể hiện chi tiết qua công thức:

NHÂN + DUYÊN = QUẢ

Trong đó:

  • NHÂN là yếu tố bên trong, bao gồm những suy nghĩ, hành vì thái độ, thói quen... từ chính mình tạo ra, có thể cố ý hay vô ý, nhận biết được hay không nhận biết được.

  • DUYÊN là yếu tố bên ngoài (ngoại cảnh), thường chúng ta khó kiểm soát được.

  • QUẢ là kết quả nhận được tương ứng với nhân đã gieo (Gồm quả gần - quả xa, thậm chí là quả ở kiếp này sang kiếp khác).


Bạn sẽ luyện tập bằng cách đứng trước một sự việc/sự vật/hiện tượng, chúng ta sẽ tập tư duy sâu với 3 câu hỏi đã được giới thiệu ở trên:

  1. Cái gì (tâm gì) vận hành ngầm dưới điều này?

  2. Cốt lõi là gì (nguyên nhân chính)?

  3. Điều này lặp lại thì sẽ xảy ra điều gì trong tương lai?

>>>Đọc thêm: Tư duy nhân quả


Tiến trình Văn Tư Tu (Học - Hiểu - Hành)

Chúng ta sẽ chia nhỏ tiến trình Văn Tư Tu để phân tích.


Tiến trình Văn Tư (Học - Hiểu) đòi hỏi bạn phải học cách Quan sát - Phân Tích - Đúc kết. Có nghĩa là bạn sẽ quan sát để tiếp nhận kiến thức đa chiều từ nhiều nguồn thông tin uy tín, đúng đắn. Sau đó, bạn sắp xếp, phân tích (loại bỏ, giữ lại, kết nối) thông tin. Khi tiến trình này đủ lâu và sâu, bạn sẽ liên kết và hệ thống hoá thông tin để trở thành thông tin được đúc kết. 


Tiến trình Văn - Tư có thể hiểu đơn giản như một chiếc phễu, từ nhiều nguồn thông tin thô bên ngoài, bạn lọc dần, kết nối trở thành những thông tin cốt lõi, có giá trị cao. Để rồi từ đó, bạn đưa nó vào quá trình thực hành, đó là giai đoạn Tu (Hành). 


Giai đoạn Tu (Hành) chiếm hết 70% quyết định hiệu quả của tiến trình rèn luyện. Bởi chỉ khi thực hành bạn mới có thể thực chứng được những thông tin bên ngoài là đúng hay sai, chỉ khi ấy bạn chuyển hoá được trí tuệ bên trong của mình.

>>>Đọc thêm: Kỹ năng tự học


Mindfulness - tỉnh thức

Để có thể rèn luyện được tư duy Nhân Quả, hay đi hết tiến trình Văn - Tư - Tu; chúng ta cần có năng lực quay vào bên trong nội để quan sát tiến trình tâm đang diễn biến. Ở mỗi bước chúng ta học hỏi, suy ngẫm và thực hành, sẽ luôn diễn ra các phản ứng xuất hiện trên các giác quan nơi cơ thể, hoặc các phản ứng trong tâm.


Nó diễn ra rất vi tế, chỉ khi bạn thực hành trọn vẹn với chính mình trong từng khoảnh khắc thì khi ấy bạn mới nhận ra tiến trình rèn luyện của mình xuất hiện những thông điệp, ý nghĩa nào. Bởi rèn luyện Trí Tuệ không có một công thức chung nào cho tất cả mọi người, mà nó phải xuất phát từ việc tâm trí đang tĩnh lặng, rõ ràng. Khi ấy mọi thứ mới thông suốt với nhau và bạn sẽ nhìn rõ được Nhân Quả đang vận hành, từ đó bạn tập Quan sát-Phân tích-Đúc kết đủ lâu và đủ sâu.


Vậy là chúng ta đã cùng đào sâu vào yếu tố Trí Tuệ trong 3 Gốc, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ định nghĩa cũng như phương pháp rèn luyện Trí Tuệ. Tuy nhiên, Trí Tuệ là một chi phần quan trọng nhưng không thể tách rời với Đạo Đức, và Nghị Lực. Cả 3 yếu tố này cần phải được rèn luyện song hành, thì tam giác cân 3 Gốc mới không bị thiên lệch méo mó. 


3goc.vn mong là bạn nhận được nhiều giá trị từ bài viết, bạn cùng bình luận bên dưới cảm nhận của mình nhé!

***

Nội dung: Khánh Vi

Biên tập: Nhàn Lý

Hình ảnh:

Nguồn tham khảo:

-Trang Youtube Trần Việt Quân

-Khóa học Đánh thức ý nghĩa cuộc đời (Chánh Kiến 1)

-Khoá học Kiến tạo con đường hạnh phúc (Chánh Kiến 2)

-Khóa học Chánh Kiến 3H (Học - Hiểu -Hành)

-Narada Maha Thera. Đức Phật và Phật Pháp. NXB Tổng hợp TP HCM


96 views0 comments

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page