top of page
Writer's picturekhanhvi

CHIỀU SÂU CỦA GIÁO DỤC - MỘT GÓC NHÌN KHÁC (Kỳ 4)

Updated: Nov 17, 2023

Kỳ 4: KIẾN TẠO NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC


Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để trường học thực sự là "nơi ước đến, chốn mong về" với đông đảo học sinh, chúng ta cần xây dựng và kiến tạo nên 1 mô hình trường học hạnh phúc.


Vậy làm thế nào để kiến tạo một ngôi trường hạnh phúc, để hiểu sâu sắc về chủ đề này, mời bạn cùng lắng nghe bài chia sẻ KIẾN TẠO NGÔI TRƯỜNG HẠNH PHÚC. Để kiến tạo một ngôi trường hạnh phúc, chúng ta cũng sẽ ứng dụng 4 vòng tròn cốt lõi đã được nghe chia sẻ ở những kỳ trước.





Vòng 1: Triết lý giáo dục tại trường


Ngôi trường Hạnh Phúc là một ngôi trường có triết lý Giáo Dục hướng về vòng tròn cốt lõi. Trường Tuệ Đức là ngôi trường kết tinh của KHOA HỌC phương Tây và ĐẠO HỌC phương Đông, trong đó lấy 3 gốc rễ Đạo đức - Trí Tuệ - Nghị lực là triết lý nền tảng thấm sâu trong từng tiết học, từng chuyến dã ngoại, từng bữa ăn…cho đến mọi hành vi trong đời sống.


5 cách nuôi dưỡng nhân cách đạo đức cho học trò

  • Cách 1: Lời tuyên thệ:

Lời tuyên thệ/ Lời hứa là một loại “Vitamin” đặc biệt mà các học sinh sẽ được nạp vào mỗi đầu giờ sáng. Đó chính là lời hứa từ đáy lòng, để mỗi ngày các học trò dám sống và trở thành một người tử tế. Một loại “vitamin” vô giá cho tâm hồn!


  • Cách 2: Dạy về nhân quả:

Dạy nhân quả là cách vô cùng quan trọng, cách này vừa giúp phát triển trí tuệ, vừa phát triển đạo đức của trẻ. Để lồng ghép nhân quả thật khéo léo vào trong các tình huống đời sống, bắt buộc các giáo viên phải là những người thấm nhuần Nhân Quả đầu tiên. Và chúng ta phải hiểu Luật Nhân Quả một cách rất sâu sắc, thực tế chứ không mê tín, cuồng tín.


  • Cách 3: Dạy về gương vĩ nhân:

Gương vĩ nhân là những nhân vật có thật, những câu chuyện cuộc đời của những con người vĩ đại. Họ sẽ là nguồn cảm hứng cho học sinh về cả Đạo Đức, Trí Tuệ và Nghị Lực chứ không chỉ có cột Đạo Đức. Vì vậy, chúng tôi tạo ra các dự án Nhân Quả Vĩ Nhân để lồng ghép cả những câu chuyện vĩ nhân vào những tiết học của học sinh.





  • Cách 4: Làm việc thiện, duy trì làm việc thiện nguyện.

Làm thiện nguyện định kỳ là cách dạy đạo đức rất hiệu quả. Nếu chúng ta cố gắng duy trì 3 tháng một lần, suốt mười năm học sinh sẽ tự động hình thành là một năng lực đặc biệt là chúng bước ra cuộc đời, chúng thấy người gặp khó khăn là chúng giúp. Còn cả đời chẳng có dẫn chúng đi làm thiện nguyện, sau này bảo chúng có nhân cách đạo đức Nhân cách đạo đức là một điều vô cùng khó. Chúng dễ trở thành những con người ích kỷ, các bạn dạy chúng báo hiếu cũng khó. Hãy dạy nó cái đạo đức lớn tự nhiên đạo đức nhỏ nó thành hình.


Làm thiện nguyện là phải đi vùng sâu vùng xa, để cho tăng độ khó, làm việc tốt phải vượt khó, làm việc tốt mà thuận lợi quá sau này chúng gặp việc khó sẽ không làm. Bởi các bạn phải hiểu khi làm việc tốt, người chống đối rất nhiều. Trong xã hội mà đầy xấu ác, người nào làm việc tốt sẽ bị những kẻ xấu ác chửi đằng sau lưng. Nên các bạn phải có nghị lực mới làm việc tốt được.


  • Cách 5: Thực hành Thiền chánh niệm

Thiền là một phương pháp rất đặc biệt và hiệu quả giúp sửa đổi, hoàn thiện tâm tính con người. Thiền là phương pháp hiện nay được nhiều trường học, tổ chức, trại giam, viện dưỡng lão, đồn cảnh sát, … trên thế giới ứng dụng rất thành công. Tính đến năm 2017, nhiều tập đoàn lớn như: Google, Samsung, Apple, Intel,…và nhiều trường học tại nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến: Mỹ, Anh, Úc, Đức, Canada,… đã đưa Thiền làm phương pháp đào tạo nhằm rèn sức chịu đựng và nuôi dưỡng tâm hồn cho nhân viên, giáo viên & học sinh.





Vòng 2: Phương pháp giúp phát triển xu hướng tính cách từng trẻ


Mỗi đứa trẻ có một năng khiếu và tính cách khác nhau. Vì vậy, để trẻ có thể phát triển tự nhiên, chúng tôi dạy trẻ trên nền tảng phương pháp kiến tạo. Kiến tạo nghĩa là mang đời sống vào từng tiết học. Dù đứa trẻ thuộc tính cách gì, học ở ngành nghề nào chăng nữa, thì cuối cùng cũng phải bước ra đời sống, cho nên chúng tôi đưa dần những tình huống đời sống vào để trẻ được học sát với thực tế.


Vòng tròn số 3: Những kỹ năng cốt lõi

Đã bao giờ bạn nghe đâu đó trên internet về 100 kỹ năng của thế kỷ 21 chưa? Người ta cho rằng, cần phải trang bị đầy đủ 100 kỹ năng này thì mới có thể thành công. Phương án này nghe có vẻ không khả thi. Bởi nếu điều này là thật thì mất bao lâu để nắm vững được hết 100 kỹ năng này? Chúng ta cần tìm ra một vài kỹ năng gốc rễ để từ kỹ năng đó, mọi kỹ năng khác sẽ được phát triển. Sau đây là 3 kỹ năng cốt lõi mà chúng tôi áp dụng ở trường Tuệ Đức.


1. Kỹ năng tự học - trau dồi trí tuệ

Hãy để lịch sử minh chứng vì sao Kỹ Năng Tự Học lại là Kỹ Năng Vua!


  • Lincoln, con của một nhà nông dân, tại sao trở thành tổng thống?

  • Edison, lớp 2 bị đuổi học, tại sao thành nhà phát minh?

  • Bill Gates, bỏ học năm thứ 2, chưa bao giờ có bằng về công nghệ thông tin, tại sao trở thành ông trùm trong lĩnh vực CNTT?

  • Elon Musk làm tên lửa, trong khi không có trường học nào dạy làm tên lửa cả.

  • Đức Phật, năm 29 tuổi Ngài xuất gia, Ngài học 2 vị thầy nổi tiếng nhất nhưng vẫn không thỏa mãn vì 2 sư phụ không giải quyết được bài toán của bản ngã. Ngài “chui” vào rừng 6 năm, tự học, tự luyện. Sau đó là 49 ngày, cũng tự tu luyện.





Bất cứ dấu chân nào của người thành công, năng lực tự học cũng đều nổi trội lên, bao trùm mọi năng lực khác. Vậy nên kỹ năng tự học là nền tảng cốt lõi để hình thành tất cả những kỹ năng còn lại. Hai yếu tố hình thành nên kỹ năng tự học đó là Quan sát - Phân tích - Đúc kết và xây dựng văn hóa đọc sách. Ngược lại hai yếu tố hủy hoại kỹ năng quan trọng nhất này là học vẹt và bệnh thành tích


2. Kỹ năng rèn luyện quân đội - rèn luyện nghị lực thông qua mô hình Westpoint

Sau kỹ năng tự học, kỹ năng rèn luyện quân đội cũng là một kỹ năng rất quan trọng, vì tự học cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết, cần phải biến những kiến thức ấy thành những kỹ năng tinh nhuệ - một loại kỹ năng rèn luyện gia tăng sức mạnh ý chí bên trong giống như “lò huấn luyện” như trường West Point (Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ, các bạn tìm trên google là sẽ thấy).


Ở trường Tuệ Đức chúng tôi cũng có một mô hình huấn luyện như vậy. Hầu hết chúng tôi học từ các mô hình quân đội, đặc nhiệm trên thế giới rồi mang về áp dụng. Nếu học sinh, sinh viên được học, được chơi những trò rèn luyện quân đội từ nhỏ thì lớn lên, chúng sẽ có một tinh thần kỷ luật thép để mạnh mẽ để bước ra vào đời.


Không có áp lực, không có kim cương. Chúng ta thường nghĩ thuận lợi là tốt, nhưng khó khăn cũng giúp chúng ta trưởng thành hơn. Đây là lý do tại sao họ khủng bố tinh thần các sinh viên ngay khi vừa vào trường Westpoint.


Khổ luyện mới thành tài, khổ luyện mới chuyển hóa được con người, khổ luyện mới từ bỏ được những cái xấu xa và vun bồi những phẩm chất tốt đẹp. “Khổ luyện” ở đây rất khác với “Khổ đau”. Khổ luyện chính là tinh thần gan dạ, kiên trì, dũng cảm đối diện với những thử thách, với những việc khó, bước ra khỏi “vùng an toàn” của bản thân để học hỏi và phát triển.





3. Kỹ năng quản lý cảm xúc - nuôi dưỡng đạo đức từ bên trong

Quản lý cảm xúc chỉ có được khi người ta hiểu rõ chính mình, thấy được chân lý, biết điều gì là thiện nên theo, điều gì là ác nên bỏ. Điều đó chỉ có thể có được qua quá trình lắng tâm, quay vào bên trong để tự soi xét nội tâm của chính mình. Thiền chánh niệm là một phương pháp giúp bạn có được “năng lực sống tỉnh thức trên nền tảng Nhân Quả” hay nói cách khác là “năng lực quay vào bên trong để thấu đạt chân lý”.


Mặc dù Ở nước Anh, cả quốc gia theo Thiên Chúa Giáo, nhưng họ lại dạy thiền chánh niệm của Đức Phật. Vì họ thấy phương pháp đó hay nên áp dụng, còn nhiều khi chúng ta bị “kẹt” vào tôn giáo, nên chúng ta đánh mất cơ hội học hỏi cho bản thân mình.



Ở hình trên, các bạn thấy cảnh sát học thiền, tù nhân cũng học thiền. Lỗi lầm mà được thanh tẩy từ sâu bên trong, thì tâm hồn của họ sẽ bình an, ít giận dữ và ít gây lỗi lầm hơn, nếu sau này họ có ra tù thì khả năng lặp lại lỗi lầm là rất thấp.


Ở Tuệ Đức, chúng tôi có một chương trình đào tạo để thử thách học sinh thực hành thiền chánh niệm này. Buổi sáng, mỗi học sinh cầm một chén nước, đi từ khu A đến khu B, cô cậu nào mà làm đổ nước thì sáng thì nhịn ăn. Cầm ly nước, lúc nào ly nước cũng đầy, nghiêm túc không đi nhanh được, đứa nào cũng phải đi chậm. Nhớ đi chậm quan sát chú ý, chúng rèn được năng lực tỉnh thức, chú ý quan sát. Và đó chính là bước chuẩn bị của Thiền.


Nên các bạn đừng nghĩ thiền là gì quá cao siêu và thiền chỉ có ngồi thiền. Ngồi chỉ là một phương pháp để học, bản chất chúng ta đi thiền cũng được, ăn cũng thiền được. Vậy thiền chính là giữ ý thức tỉnh táo, sáng suốt, quan sát kỹ lưỡng. Ở trường Tuệ Đức cứ thứ hai là cho các bạn nhỏ ăn thiền, ăn xong im lặng tuyệt đối, ăn chậm nhai kỹ, ăn với lòng biết ơn. Đây là những gợi ý để đưa mô hình Lò huấn luyện này đưa vào trong trường học. Các bạn làm cho sinh viên cũng giống như thế.





Một con người hoàn thiện vừa phải có những kỹ năng vượt trội, vừa phải có nhân cách đạo đức hơn người. Kỹ năng tự học nghiêng về Trí Tuệ, kỹ năng quản lý cảm xúc nghiêng về Đạo Đức, kỹ năng rèn luyện quân đội nghiêng về Nghị Lực. Nếu bạn đang làm ngành giáo dục và muốn mở những trung tâm giáo dục ở tỉnh, ở thành phố thì chỉ cần chạm được ba kỹ năng này và dạy cho thật tốt thì sẽ là nơi sản sinh ra những con người tinh hoa.


Vòng tròn số 4: Kiến thức tinh hoa


Để lồng đạo lý vào trong các môn học, hiện nay ở trường Tuệ Đức chúng tôi chia tất cả môn học thành 2 cụm. Các môn Toán, Lý, Hóa, Khoa Học thì gom lại thành một nhóm, dạy theo phương pháp STEM - Mỹ . Đây là một phương pháp tích hợp các kiến thức từ nhiều lĩnh vực để giúp trẻ nhìn nhận và giải quyết tận gốc các vấn đề của thế giới tự nhiên và con người.


Tuy nhiên khoa học mà không có đạo đức là một tai hoạ rất lớn cho loài người, bằng chứng là những chế tạo, phát minh khiến ô nhiễm môi trường như thuốc súng, bom, đạn, thuốc diệt trừ sâu, các phương tiện giao thông,…


Cụm thứ hai là nhóm môn học thiên về Nhân Cách Đạo Đức. Các môn học này bao gồm có các môn còn lại: Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân và Sinh học,… Môn Sinh học sẽ giúp trẻ hiểu được vạn vật sinh trưởng và sống hài hòa, tuân theo quy luật của vũ trụ, của tự nhiên như thế nào? Môn Lịch sử sẽ giúp trẻ hiểu được dòng chảy của Nhân Quả, để từ đó giúp trẻ có tấm gương học hỏi và biết ơn. Ngoài ra các bài thơ, bài hát cũng nên chọn lọc các bài dạy trẻ những nền tảng đạo lý.





Giả sử, đối với môn lịch sử, chúng tôi vẽ ra cây lịch sử này có 15 triều đại, mỗi triều đại cần nhớ 8 tích truyện, thì có khoảng 120 tích truyện cần nhớ, mỗi tích truyện trung bình 1 - 2 trang vậy sẽ ra quyển sách 120 – 200 trangxong toàn bộ lịch sử Việt Nam, mà lại rất logic và mạch lạc. Lúc này học lịch sử rất nhẹ và rất vui, chiếu phim cũng được, kể chuyện cũng được, hoặc cho học sinh đóng kịch, … miễn sao học sinh hiểu được giá trị nhân văn trong từng câu chuyện. Cây lịch sử thì các bạn in to ra dán lên tường cho học sinh ngắm hàng ngày, dạy đến đâu, thì học sinh biết mình đã học đến triều đại nào, mỗi triều đại đều có cột mốc quan trọng gì, có nhân vật điển hình và các tích truyện hay nào.

Trong vòng tròn kiến thức, hãy biến những bài học khô khan thành những kiến thức sinh động, để học sinh ham học và áp dụng được vào đời sống thực tế. 12 môn học làm thành 12 sơ đồ như thế này thì quả thực vô cùng tuyệt vời! Để mỗi môn học là phương pháp giáo dục nhân cách cho trẻ.


  • Yêu lịch sử là Nhân, yêu nước là Quả. Vậy hãy dạy lịch sử thật hay, trẻ sẽ yêu nước một cách rất tự nhiên.


  • Hãy dạy Văn thật hay, trẻ sẽ biết cách yêu cuộc sống. Bởi môn Văn là môn dạy cách cảm nhận cuộc sống.


  • Hãy dạy Giáo Dục Công Dân thật hay. Trẻ sẽ quý trọng Nhân Cách Đạo Đức.


Kết luận

Xin được chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết và suy ngẫm. Bạn đang đọc bài viết trong chuỗi bài CHIỀU SÂU CỦA GIÁO DỤC - MỘT GÓC NHÌN KHÁC. Để hiểu thêm về cách mà 4 vòng tròn đào tạo này áp dụng trong các lĩnh vực khác như gia đình, trường học, cá nhân, doanh nghiệp, hãy xem thêm các bài bên dưới nhé.


Bạn đã nhận được giá trị nào từ bài viết này, hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!


Nội dung: Thầy Trần Việt Quân

Biên tập: Team Content GNH Talk

Hình ảnh: Nhi Hd





Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Untitled-1.jpg

Cùng chung lý tưởng
“Giáo dục chuyển hoá 3 Gốc”

Trang thư viện 3 Gốc mong nhận được phản hồi, động viên hoặc “ủng hộ” tuỳ hỷ đến từ độc giả. Bởi đây là thông điệp ngầm nhắn gửi “Những gì chúng tôi làm mang giá trị thiết thực đến cho mọi người”, giúp 3GOC.VN sẽ ra mắt nhiều nội dung giá trị hơn trong thời gian tới. 

Trí nhân

Đóng góp tài năng viết lách của mình cho trang

01

Tài vật

Đóng góp bằng tài chính

02

Nội dung chuyển khoản:

3goc.vn_Tên_Điều nhắn gửi

Số Tài Khoản: 215962349

Ngân hàng: ACB - PGD Vạn Hạnh

Tên tài khoản: Bùi Thị Thanh

z5270840594423_a3c1e7ba81d7effac77193110559e12d.jpg
bottom of page