Kết quả tìm kiếm
228 items found for ""
- Bí mật cho một sức khoẻ tốt - Kỳ 1
*** Hơi thở - ranh giới giữa sự sống và cái chết. Chúng ta đã từng nghĩ rằng cuộc đời mỗi người sống từ 50 đến 70 năm. Nhưng nào biết rằng, chúng ta chỉ sống thực sự trong từng hơi thở, ngưng thở là ngưng sự sống. Sự thở của chúng ta là tự nhiên, là bản năng mà tạo hoá ban tặng cho mỗi loài, tuy nhiên nhiều người đã đánh mất bản năng đó. Chúng ta mất hơn 8 tiếng để làm việc, nhốt mình trong không gian chật hẹp và hầu như hít thở bằng nguồn không khí máy lạnh. Chẳng những thế, ta còn quên đi việc hít thở tự nhiên là trạng thái đều đặn của bụng phình lên xẹp xuống. Thay vào đó, ta ngồi lì trước máy tính hàng giờ liền tập trung cao độ và bỏ quên việc quan sát hơi thở. Chính điều đó dẫn đến cơ hoành và cơ ngực trở nên suy yếu, làm cho hơi thở ngắn và không sâu, cứ thế thói quen thở tự nhiên bị mất dần theo năm tháng. " Ta không thể sống mà không hít thở. Trung bình với một người bình thường, hoàn toàn có thể sống được vài tuần nếu không có thức ăn, vài ngày nếu không có nước uống, nhưng ta không thể sống được vài phút nếu thiếu oxy ". Ở Trung Quốc, đã có những thông tin về các mặt hàng kinh doanh sản phẩm " oxy sạch " được bán thành từng túi nhỏ với giá cả không hề rẻ chút nào. Trong vô thức, chúng ta đang lãng quên rất nhiều giá trị trông thì đơn giản mà ý nghĩa vô cùng cho sự sống vì nghĩ rằng chúng luôn sẵn có. Cho đến một ngày, thứ tài sản tưởng chừng đơn giản nhất như là không khí sạch cũng đang dần dần trở nên khan hiếm. Thì lúc đó, chúng ta sẽ không xem không khí hay hơi thở là lẽ tự nhiên nữa. Ngoài tác dụng chính của việc hít thở là duy trì sự sống ra thì chúng còn có vô vàn những công năng khác như: cải thiện vòng tuần hoàn máu và hệ bạch huyết, có tác dụng thư giãn hệ thần kinh và trấn tĩnh tâm trí. Cho nên mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng hay mệt mỏi. Hãy hít vào một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi, điều đó có thể giúp bạn giải toả dần đi những cảm xúc & trạng thái lo lắng ngay tức thì. Ngoài ra hơi thở còn giúp con người tạo ra năng lượng cho các hoạt động trong đời sống. Đặc biệt đối với các công việc phải sử dụng não quá nhiều, Oxy chiếm tới 70% hiệu suất hoạt động của não bộ. Thế nên nếu thực sự cảm thấy mệt mỏi, bằng mọi cách phải bổ sung oxy để chắc chắn rằng não có đủ năng lượng để tiếp tục làm việc hiệu quả. Và cách đơn giản mà hiệu quả đó là bạn hãy tạm ngưng công việc, cho phép bản thân mình được đi ra ngoài như khu vườn của bạn, công viên gần nhà hay là ngồi thư giãn trước ban công nhà bạn. Chỉ như vậy thôi là bạn đã có đủ năng lượng để tiếp tục làm việc. Ranh giới của sự sống và cái chết chỉ cách ngay một hơi thở. Vì vậy nếu có thể, tôi muốn nhắn nhủ đến bạn một thông điệp rằng: đừng lãng phí thứ tài sản vô giá đang hiện hữu ngay xung quanh chúng ta như hơi thở chỉ để đi tìm thứ tài sản ảo vọng và xa vời ở tương lai. Hãy bắt đầu ngay bằng cách thực hành " hít thở sâu ", một cách chậm rãi với tâm trạng thư thái, tự do nhất. Để cảm nhận vẻ đẹp sự sống muôn màu trong từng hơi thở bạn nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết “ Hơi thở - ranh giới giữa sự sống và cái chết ” trong chuỗi bài viết “ Bí mật cho một sức khoẻ tốt ” trên Blog 3 gốc nhé. *Đừng bỏ lỡ các bài viết dưới đây Vận động - sức mạnh của sự vận động Ăn uống - sức mạnh của dưỡng chất Tiếng cười - liều thuốc vĩnh cửu Thư Giãn Thân - Buông Xả Tâm Sức mạnh của tư thế đúng Bạn đã nhận được giá trị nào từ bài viết này, hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé! *** Nội dung: Thiện Phong Biên tập: Huệ Sen Hình ảnh: Hoa Hồi
- Bí mật cho một sức khoẻ tốt - Kỳ 2
*** Vận động - sức mạnh của sự vận động . Bản chất loài người chúng ta là một loài động vật. Động vật hiểu nôm na có nghĩa là loài sinh vật có sự vận động. Đúng như vậy, sự vận động đóng vai trò then chốt đối với sức khoẻ và sự sống. Đơn giản là cơ thể con người không được thiết kế để sống theo lối sống ít vận động. Bạn có biết rằng nếu bạn dùng dây buộc cánh tay mình lại chỉ trong 03 ngày, trong khoảng thời gian ngắn thôi, các cơ tay đã bắt đầu teo hoặc trở nên vô dụng không? Việc tập thể dục cũng vô cùng quan trọng cho sức khoẻ tinh thần. Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng việc tập thể dục góp phần giải toả những bất an tinh thần như lo lắng, thậm chí là trầm cảm. Bởi vì vận động kích thích não bộ giải phóng chất hoá học tương tự như morphine hay còn được gọi là beta-endorphine, chất này tạo cho ta cảm giác sảng khoái, thư giãn và vui vẻ. Đó là lý do tại sao khi tâm trạng đi xuống, việc đứng dậy và làm vài động tác thể dục có thể giúp ta cải thiện tâm trạng. Nếu vì guồng quay công việc làm bạn không có thời gian nghỉ ngơi thì bạn càng phải chú ý vận đông cơ thể nhiều hơn. Tranh thủ những khoảng thời gian nghỉ ngắn, bạn hãy thực hiện bất kỳ bài tập nào mà bạn thích, miễn là nó làm cơ thể bạn nóng lên và giúp bạn kết nối được với hơi thở và tâm trí của chính mình thì càng tốt. Tản bộ, chạy bền, bơi lội, đạp xe, yoga, võ hay thậm chí là các bài tập dưỡng sinh, khí công đều là những bài tập thể dục rất tốt. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đây là khoảng thời gian tối thiểu đủ để các cơ được co giãn và oxy lưu thông khắp toàn thân. Mỗi ngày, ai cũng đều có 24 tiếng cơ mà, đừng tiếc chi 30 phút để dành sự quan tâm và tình yêu thương cho bản thân nhé. Một điều quan trọng là đừng luyện tập quá sức trong khoảng thời gian đầu trước khi bắt đầu làm một điều gì đó. Vì hầu hết đó là quyết định nhất thời bởi cảm xúc. Chắc hẳn bạn cũng đã nhiều lần hừng hực khi tập thói quen mới rồi chỉ mới vài lần đầu bạn đã quay về vị trí xuất phát đúng không. Hãy bắt đầu hành động từng bước nhỏ và luôn quan sát bản thân để điều chỉnh sao cho phù hợp với thể chất và cơ địa của bạn là được. Mỗi cơ thể là một tiểu vũ trụ duy nhất trên hành tinh này, không một ai giống nhau 100% cả đâu. Đừng tin tưởng mù quáng vào những công thức rập khuôn và bám chấp thực hành theo sách vở, cũng đừng chối bỏ nó ngay mà hãy cứ trải nghiệm để thực chứng những tri thức đó trên chính cơ thể và tâm trí bạn nhé! Cảm ơn bạn đã đoc bài viết “Vận động - sức mạnh của sự vận động” trong chuỗi bài viết “Bí mật cho một sức khoẻ tốt” trên Blog 3 gốc nhé. >>> Đừng bỏ lỡ các bài viết dưới đây Hơi thở - ranh giới giữa sự sống và cái chết Ăn uống - sức mạnh của dưỡng chất Tiếng cười - liều thuốc vĩnh cửu Thư Giãn Thân - Buông Xả Tâm Sức mạnh của tư thế đúng Bạn đã nhận được giá trị nào từ bài viết này, hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé! *** Nội dung: Thiện Phong Biên tập: Huệ Sen Hình ảnh: Phạm Liên
- [Sách hay] Tĩnh lặng - Sức mạnh tĩnh lặng trong thế giới huyên náo
MỤC LỤC: 1.Nhận ra những tiếng ồn 1.1 Tiếng ồn bên ngoài 1.2 Tiếng ồn bên trong 1.3 Nỗi sợ yên lặng và việc nghiện tiếng ồn 2.Sức mạnh của sự tĩnh lặng 2.1 Hạnh phúc là khi thấy được nhiệm màu của cuộc sống 2.2 Ta là ai trong cuộc đời này 2.3 Tàng thức và ý thức 2.4 Mọi câu trả lời được tìm ra khi tĩnh lặng 3.Thực tập và nuôi dưỡng sự tĩnh lặng *** Mỗi ngày, chúng ta dành cho mình bao nhiêu giây phút yên lặng thật sự, giữa thế giới huyên náo này? Yên lặng là một điều thiết yếu. Chúng ta cần yên lặng như cần không khí, như cây cần ánh sáng. Nếu tâm trí chúng ta đầy ắp những ngôn từ và suy nghĩ thì chúng ta sẽ không có không gian. Đây là lời chia sẻ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách “ Tĩnh Lặng ". Khi tâm trí chúng ta không có không gian, thì ta không thể cảm nhận rõ tất cả những mầu nhiệm của sự sống đang diễn ra, ta rất khó để sống một cách chân thành và sâu sắc, và rồi khi không thể yên lặng thật sự ta rất khó để hạnh phúc. Dưới đây, 3goc.vn mời bạn cùng đọc bài viết - là những đúc kết tinh túy từ cuốn sách “Tĩnh lặng" của Thiền sư Thích Nhất hạnh nhé! Bài viết có chứa đường dẫn mua sách tại BKE Shop. Chung tay "Góp gạo nuôi quân" cùng BKE Shop và Trí Tuệ Việt Nam lan toả Văn Hoá Đọc khắp mọi miền Tổ Quốc. Nhận ra những tiếng ồn Bắt đầu cuốn sách, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không đề cập đến ngay định nghĩa, lợi ích hay phương pháp để có cho mình sự tĩnh lặng, mà thầy chỉ đích danh nguyên nhân sâu xa vì sao ta rất khó để yên lặng trong đời sống - đặc biệt là trong đời sống hiện đại, huyên náo. Bởi vì, mỗi ngày trong từng ngóc ngách cuộc sống, một người bình thường thật sự rất khó tìm được một nơi mà không có bất cứ tiếng động nào. Nếu không phải là những mẩu quảng cáo, tin nhắn điện thoại, tạp chí, thông báo ứng dụng…thì ta cũng bị bủa vây bởi hộp thư đến trong email, những dòng đỏ rực của màn hình zalo, hay tiếng nói của gia đình, của đồng nghiệp, của tiếng còi xe, tiếng đánh máy lách cách… Hay thậm chí, ta trốn vào một góc tối nơi không có ai, không có bất cứ thứ gì xung quanh thì ta vẫn không thể thoát khỏi những tiếng ồn. Những tiếng nói, cuộc đối thoại nội tâm, những dòng suy nghĩ miên man về quá khứ và tương lai, lo lắng, sợ hãi, mong cầu. Bạn có nhận thức ra được 2 loại tiếng ồn này không? Tiếng ồn bên ngoài Mỗi ngày chúng ta đều phải ăn để sống, ăn thực phẩm thô để nuôi thân. Thiền sư gọi đó là Đoàn thực (theo Đạo Bụt). Tương tự, chúng ta cũng tiếp nạp thông tin để nuôi tâm. Thức ăn cho tâm được tiếp nhận thông qua 5 giác quan: mắt, tai, mũi, miệng, làn da. Thức ăn này được gọi là Xúc Thực, hay có thể xem là những tiếng ồn đến từ bên ngoài, có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh. Khi không nhận thức những tiếng ồn (thông tin) bên ngoài cũng là thức ăn, ta thường mở cửa cho 5 giác quan hoạt động một cách tự do mà không chọn lọc. Cho nên, ngoài những thông tin lành mạnh dường như rất ít, thì ta cũng tiếp nhận nhiều tiếng ồn không lành mạnh đi qua cửa ngõ 5 giác quan, rồi tạo ra những cảm xúc như: giận dữ, so sánh, đố kỵ… Tiếng ồn bên trong Loại tiếng ồn thứ hai khó nhận ra hơn, đó là tiếng ồn bên trong. Nó giống như một đài NST (Non Stop Thinking), có nghĩa là đài suy nghĩ liên tục không ngừng. Dù không nói chuyện với ai, không đọc sách, không nghe nhạc, không lên mạng thì chúng ta vẫn đang không ngừng hoạt động bên trong. Dù không có bất kỳ tác động nào bên ngoài thì ta vẫn không dứt các cuộc đối thoại đang diễn ra trong đầu. Những cuộc đối thoại biểu hiện dưới dạng bị mắc kẹt trong những hoài niệm về quá khứ, đó là cảm giác tiếc nuối. Hay như những mong cầu ở tương lai, đó là cảm giác có tập khí luôn kéo ta đi thật nhanh để tìm thấy một điều gì đó phía trước. Tiếng ồn bên trong là hệ quả của chuỗi thức ăn Đoàn thực, Xúc thực được tiếp nạp trong một thời gian dài; tạo ra thức ăn được xếp ở bậc vi tế hơn mang tên Tư niệm thực và Thức thực. Nỗi sợ yên lặng và việc nghiện tiếng ồn Trong cuốn sách, Thiền sư Thích Nhất Hạnh có đề cập đến một nỗi sợ mà mới nghe qua sẽ cảm thấy nó thật phi lý, nhưng sự thật là đang có rất nhiều người mắc phải. Thầy chia sẻ rằng bên trong mỗi chúng ta luôn có một khoảng trống cần được lấp đầy , cảm giác về khoảng trống đó rất mơ hồ, nó như là cảm giác cần được yêu thương, hay như là cảm giác cần thêm điều gì đó. Nó tạo cảm giác ta không thấy đủ nên cứ muốn tìm kiếm một điều gì đó để đưa vào bên trong, tay chân phải luôn hoạt động, tâm trí phải luôn tiếp nạp hay suy nghĩ. Như thế thì ta mới cảm nhận là mình đang sống. Còn nếu ngồi im lặng, thì mình cảm thấy hụt hẫng lắm, cảm thấy bên trong cứ trống trải thế nào. Càng im lặng bên ngoài bao nhiêu, thì bên trong càng trỗi dậy cảm giác trống trải hụt hẫng nhiều bấy nhiêu. Đó là lí do vì sao, đời sống ngày nay chúng ta bị nghiện các tiếng ồn, cả bên ngoài lẫn bên trong. Có nhiều khóa thiền được tổ chức ra, có một số bạn trẻ muốn dẫn người nhà đến tham dự khóa thiền với mục đích thanh lọc tâm ý, để giúp thân tâm trở về với sự tĩnh lặng. Thế nhưng, rất nhiều người nhà đã từ chối tham dự bởi vì họ sợ cảm giác phải ngồi yên, chân xếp bằng và không-làm-gì-cả. Mới nghe lý do này ta sẽ cảm giác thật lạ lùng, nhưng mà đã có rất nhiều người nói rằng, khi mà ngồi yên họ cảm thấy tay chân ngứa ngáy kinh khủng, trên mặt trên tai của họ như có kiến bò khắp xung quanh. Việc ngồi yên đối với họ như là một kiểu tra tấn, thay vào đó hãy cho họ vận động, cho họ được nói chuyện, hay làm một cái gì đó để cố lờ đi khoảng trống đang hiện diện bên trong. Miễn có tiếng ồn là được. Cho nên bạn thấy đấy, tĩnh lặng không khó, cái khó là làm sao vượt qua được những trở ngại, lực hấp dẫn của tiếng ồn để trở về không. Tĩnh lặng đơn giản chỉ là buông để không-suy-nghĩ-điều-gì-cả. Sức mạnh của sự tĩnh lặng Chính cái tinh tuý của tĩnh lặng là trở về không , không suy nghĩ, không lo toan, không mưu cầu mới giúp ta tìm đến được chân-thiện-mỹ của cuộc sống. Nếu như lúc này, chúng tôi nói rõ hơn về sức mạnh hay giá trị tối hậu của sự tĩnh lặng sẽ mang tới điều gì cho bạn, bạn có dễ dàng vượt qua lực hấp dẫn của tiếng ồn để đưa mình chạm được tới khởi nguyên của sự sống không? Bạn cùng cảm nhận ngay lúc này nhé! Hạnh phúc là khi thấy được nhiệm màu của cuộc sống Cuộc sống tràn đầy những điều nhiệm màu, vẻ đẹp cuộc sống luôn sẵn có hiện diện nơi đây trong từng khoảnh khắc, thế nhưng tâm ta đầy lo lắng, đầy mong cầu nên ta chẳng nhận ra được những thông điệp được gửi gắm từ cuộc sống. Một bước chân đi trên nền đất, một làn gió mát thổi qua, một hơi thở vào ra đang hiện diện nơi đây, nếu tâm ta có nhiều khoảng trống - đã được dọn sạch những tiếng ồn, thì ta có thể cảm nhận được những điều đang hiện diện chính là món quà tạo hoá đã ban tặng, nó không phải là hiển nhiên. Khi ta để cho dòng suy nghĩ tạm lắng xuống, ta có thể cảm nhận được hơi ấm từ lòng bàn tay của người thương. Khi ấy trái tim ta nhường chỗ cho tình thương. Khi ta bỏ qua những định kiến trong suy nghĩ làm việc là khổ, ta sẽ cảm thấy công việc đang làm không chỉ là mưu sinh mà đó là nơi ta thỏa sức cho những giá trị nội tại. Ta được sáng tạo, được hăng hái, được truyền cảm hứng. Khi ta không còn những vọng động, đứng trước một ngọn núi hùng vĩ, một dòng suối trong vắt, một cái vỗ cánh bay cao của chú đại bàng; ta tự hỏi tạo hoá đã làm gì mà tạo ra được vẻ đẹp vĩ đại như vậy. Tấm thân này, tâm thức này của ta thật sự quá nhỏ bé. Khi tiếng ồn tạm lắng đi, trái tim ta đột nhiên thổn thức với những những lời tán thán như vậy về cuộc sống, và rồi lời thì thầm về việc “ta là ai" đột nhiên có câu trả lời. Ta là ai trong cuộc đời này Câu hỏi này không còn là vấn đề phức tạp nếu ta thấy được toàn diện cuộc sống, thấy mình là một mảnh ghép nhỏ bé của cuộc sống đang kết nối với nhiều mảnh ghép khác. Không có ai là vô giá trị, không có ai là một tay che hết bầu trời. Bởi, ta là sự kết hợp của nhiều yếu tố như nước, đất, không khí, lửa. Ta được xem là đại diện cho một tiểu vũ trụ nhỏ, không có nước thì không vận chuyển các chất dinh dưỡng, không có đất thì không có tấm thân vật lý này, không có gió thì không có hệ hô hấp bên trong, và không có lửa thì cơ thể sẽ không có sức nóng và các phản ứng sinh hoá học. Thêm nữa, ngoài ta là 4 yếu tố quan trọng trên, ta còn là sự tiếp tối. Làm sao có thể xem mình là một cá thể độc lập khi mà ta được sinh ra bởi cha mẹ và tổ tiên. Mỗi tế bào trong cơ thể ta là sự tiếp nối của cha mẹ, tổ tiên. Ta không có một cái ngã riêng biệt. Nếu lấy cha mẹ và tổ tiên ra khỏi ta thì ta cũng không tồn tại. Ta sẽ như một cái cây mà không bám vào rễ. Một cái cây mà không có rễ là cái cây chết. Thế nên, việc chúng ta đang sống chính là minh chứng cho mối kết nối với tổ tiên vẫn đang hiện diện. Giống như hình ảnh của tộc người Na'vi trong bộ phim Avatar của đạo diễn James Cameron. Họ đã dùng bím tóc dài tết đuôi ngựa để kết nối với cây linh hồn - cây chứa đựng ký ức của tổ tiên mỗi khi cần xin lời khuyên, khi cần chữa bệnh, khi cần họp bộ tộc cho những quyết định quan trọng… Và cuối bộ phim Avatar phần 1, cũng tại cây ký ức, nhân vật chính là Jake Sully - một con người bại liệt hai chân đã được tái sinh một kiếp sống mới, trở thành người Na’vi thuần chủng nhờ một nghi lễ đặc biệt. Đó là nghi lễ chuyển linh hồn của anh từ con người sang tộc người Na'vi, thông qua việc hấp thụ thần khí bằng bím tóc từ cây ký ức, là cây lưu giữ những gì đẹp nhất của tổ tiên tộc người này. Tàng thức và ý thức Quay trở lại với cuốn sách Tĩnh lặng, tình tiết ở cuối phim Avatar 1 chúng tôi thấy có sự liên quan đến những gì mà Thiền sư đã nhắc về tàng thức và ý thức. Nhân vật Jake Sully có lẽ đã được tộc người Na'vi chuyển giao một loại tài sản trong tàng thức, để anh bắt đầu cuộc sống mới khác hẳn con người (xem thêm phim để hiểu bạn nhé). Nhắc lại về tàng thức và ý thức, ta có thể xem nó là ngôi nhà. Tàng thức là nhà kho chứa đựng các loại hạt giống thiện lành như thương yêu, trung thành, tha thứ, vui tươi; có cả hạt giống xấu như khổ đau, giận dữ, hận thù, sợ hãi…Tất cả những tài năng và yếu kém của tổ tiên trao truyền lại cho cha mẹ, sau đó cha mẹ trao lai cho ta vào đúng thời điểm hợp nhất, ta được sinh ra với tài sản trong tàng thức, giống như Jake Sully khi tái sinh. Nếu tàng thức là nhà kho ẩn bên trong, thì ý thức là phòng khách dễ thấy bên ngoài; là suy nghĩ, tư duy sau đó là lời nói, hành động. Ý thức là quả, tàng thức là nhân và tiếng ồn là duyên. Khi bị kích thích bởi tiếng ồn, nếu là lành mạnh thì hạt giống thiện sẽ được tưới tẩm, rồi thì ý thức đi theo sẽ mang chiều hướng tích cực. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn bên ngoài độc hại, những hạt giống xấu ác trong tàng thức như được gặp điều kiện tốt để nảy mầm; khi ấy bạn sẽ thấy rõ lời nói, hành động của mình rất tiêu cực. Ở Làng Mai, thiền sư Thích Nhất Hạnh gọi sự thực tập tưới tẩm những hạt giống tốt trong tàng thức là Tứ Chánh Cần. Đó là nhận ra ngay lập tức những hạt giống bất thiện biểu hiện trên bề mặt ý thức, sau đó ta gọi hạt giống chánh niệm lên để ôm ấp và làm lắng dịu nó xuống. Khi ấy ta đủ không gian để nhìn sâu và tìm ra nguồn gốc của sự khó chịu này. Mọi câu trả lời được tìm ra khi tĩnh lặng Đã có nhiều sư cô hỏi thiền sư Thích Nhất Hạnh “Con có rất nhiều khó khăn cần giải quyết, nếu Thầy nói con đừng suy nghĩ thì làm sao con có thể giải quyết được vấn đề?” Thầy đã chia sẻ rằng để giải quyết được vấn đề thì cần suy nghĩ đúng (đó là Chánh Tư Duy), còn thông thường 90% suy nghĩ hiện tại ta đang có chỉ là những lối đi lòng vòng không lối thoát. Cho nên khi cần tìm ra câu trả lời, ta nên nhường quyền dẫn dắt của trí năng và cảm xúc để giao phó những vấn đề khó khăn và thử thách cho tàng thức. Điều này nghe có vẻ khó hiểu phải không nào? Vậy hãy tưởng tượng đến hạt giống, mảnh đất và điều kiện tự nhiên nhé. Khi gieo hạt, người nông dân dùng bàn tay để gieo hạt và nuôi dưỡng chăm bón. Xong nhiệm vụ thì hãy gửi hạt giống cho đất trời và kiên nhẫn chờ đợi. Tương tự, khi có vấn đề hãy để ý thức nghỉ ngơi và để cho tàng thức tìm ra giải pháp. Chúng ta chỉ cần thực tập chánh niệm liên tục trong đời sống hằng ngày. Trong khi đi, khi thở, nếu chúng ta không để cho những suy nghĩ của ta xen vào thì tàng thức của chúng ta vẫn luôn làm việc. Trong khi chúng ta ngủ, tàng thức của chúng ta vẫn tiếp tục làm việc [...] Chúng ta phải tin tưởng tàng thức, sử dụng Niệm, Định để tưới tẩm những hạt giống tốt và chăm sóc cho mảnh đất của chúng ta. Một hoặc vài ngày sau, giải pháp sẽ xuất hiện, ta gọi đó là giây phút thức tỉnh hay giây phút giác ngộ (Trích chương 2). Liên hệ điều này ra cuộc sống, bạn có thấy vài trường hợp những người có phong thái ung dung, tự tại, ít lo lắng thái quá; thường họ sẽ có những giải pháp rất đơn giản và hiệu quả. Họ không sôi sục lên để tìm giải pháp, họ tận hưởng cuộc sống trong sự yên lặng và rồi mọi thứ đến với họ lúc nào cũng mượt mà và suôn sẻ. Thực tập và nuôi dưỡng sự tĩnh lặng Khi đọc xong quyển sách này, chúng tôi cứ nghĩ mãi về những giây phút tĩnh lặng trong cuộc sống, và đi sâu vào cảm nhận những giây phút màu nhiệm vắng mặt âm thanh (âm vô thanh). Những âm vô thanh hùng hồn đến lạ kỳ khi không gian bên trong im bặt tiếng nói, mặc dù bên ngoài rất ồn ào. Cuộc sống của ta luôn vận động, ta không thể lẩn trốn vào những nơi im ắng suốt cả đời để tập cho mình tĩnh lặng, cũng như không thể vắng tiếng động mọi lúc mọi nơi. Vậy làm cách nào để tâm tĩnh lặng trong thế giới huyên náo như ngày nay không? Chúng tôi tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách này. Thiền sư chia sẻ rằng nếu không thể tắt hết tiếng ồn bên ngoài, thì hãy làm giảm tiếng ồn bên trong bằng cách làm chậm lại những suy nghĩ, những tập khí đang lôi kéo ta ra xa khỏi hiện tại. Để làm được như vậy ta cần thực tập hơi thở chánh niệm. Chánh niệm là ở yên cả thân và tâm trong hiện tại. Để nhắc nhở bản thân ta có thể sử dụng tiếng chuông hay một tín hiệu nào đó giúp ta nhớ ra hiện tại, không bị kéo đi bởi tiếng ồn chung quanh và tiếng ồn trong mình. Một tiếng chuông được thỉnh lên, ta dừng lại, theo dõi hơi thở vào ra. Ta có thể nói với chính mình “Thở vào tôi biết tôi thở vào, tôi đang có mặt ở đây và lắng nghe”, “Tôi đang có mặt, tôi không bị đánh mất mình trong quá khứ, tương tai, trong suy nghĩ, trong những tiếng ồn", “Tôi ở ngay hiện tại và cảm thấy tự do". Bạn hãy làm như thế mỗi khi chớm lên cảm giác cô đơn hay lo sợ. Ngay khi có cảm giác (dù vừa thoáng qua) là muốn tìm cái gì đó để giải khuây như muốn ăn gì đó, muốn lướt mạng, muốn đi mua sắm hay muốn tìm ai đó để tâm sự. Ngay lúc ấy, hãy quay về với hơi thở có ý thức, chỉ một hoặc hai hơi thở bạn sẽ cảm thấy sự đủ đầy trong tâm, những tiếng ồn bắt đầu lắng xuống. Và những dòng suy nghĩ cũng dần chậm lại, chậm lại. Nếu có thể hành thiền đều đặn, bạn sẽ thấy suy nghĩ chậm dần rồi biến mất, trả tâm về trạng thái không-suy-nghĩ. Cuốn sách có tổng cộng 7 chương, mỗi chương Thiền sư sẽ giới thiệu một cách để thực tập chánh niệm với hơi thở, đó là những bài thiền ca, bài tập thiền hành, hay bài tập cảm nhận hơi thở. Bạn có thể chọn 1 trong nhiều cách được giới thiệu để đem về thực tập cho mình. Trên đây là những tinh tuý của quyển sách mà chúng tôi cảm nhận được, nhưng trong cuốn sách này còn rất nhiều góc nhìn khác nữa về sự tĩnh lặng - những điều mà bạn chưa từng được nghe nói đến. 3goc.vn hy vọng bạn đã cảm thấy bình an hơn sau bài chia sẻ này, để rồi từ đó cho mình thêm cơ hội trải nghiệm thật với cuốn sách Tĩnh lặng. Chúng tôi mong chờ nhận được chia sẻ về trải nghiệm của bạn với quyển sách “Tĩnh lặng" ở phần bình luận bên dưới nhé! *** Bài viết đính kèm đường dẫn mua sách trên BKE Shop thông qua 3goc.vn , chúng tôi đảm bảo giá cả và chất lượng như khi mua trực tiếp. Rất mong độc giả ủng hộ. Cùng "Góp gạo nuôi quân" lan toả Văn Hoá Đọc khắp mọi miền Tổ Quốc. Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang thư viện 3 Gốc Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh:
- [Sách hay] 7 thói quen hiệu quả - Bàn về tính hiệu quả trong thế giới đầy biến đổi
MỤC LỤC: 1.Nỗ lực mù quáng để đạt hiệu quả 2.Bí mật của tính hiệu quả 2.1 Tính hiệu quả không nằm ở bề nổi 2.2 Tính hiệu quả đáp ứng trong ngắn hạn và dài hạn 2.3 Tính hiệu quả dựa trên những nguyên lý bất biến 3.Tạo ra tính hiệu quả bằng những thói que n *** Tựa sách “ The 7 Habits Of Highly Effective People " của thầy Stephen Covey nếu được dịch sát nghĩa sẽ là “7 thói quen của người hiệu quả vượt trội”. Tựa này làm mình ấn tượng hơn hẳn thay vì là tựa sách “7 thói quen hiệu quả". Vì sao lại như thế? Bởi lẽ đầu tiên, tựa sách được rút ngắn khiến mình cảm tưởng đến một quyển sách Self Help thông thường - nơi chỉ ra những chiêu thức để đạt được hiệu quả bằng thói quen. Và bởi lẽ thứ hai, cụm từ “thói quen hiệu quả” khá chung chung, một câu nói sáo rỗng về rao giảng đạo lý làm mình lập tức lơ ngay khi cầm trên tay quyển sách. Nhưng cụm từ “người hiệu quả vượt trội” đã đánh mạnh vào tâm lý, nó khiến mình nhớ về quá khứ, nhớ đến nỗi khao khát muốn bản thân trở nên thông minh và sống hiệu quả, nhớ đến cách mình tò mò về thói quen của một người “học sinh giỏi" là như thế nào. Bài viết có chứa đường dẫn mua sách tại BKE Shop. Chung tay "Góp gạo nuôi quân" cùng BKE Shop và Trí Tuệ Việt Nam lan toả Văn Hoá Đọc khắp mọi miền Tổ Quốc. Nỗ lực mù quáng để đạt hiệu quả Những năm học cấp 1, cấp 2; mình - một học sinh thường niên nhận bằng trung bình của lớp - có khao khát bản thân trở nên thông minh, điểm cao và làm việc gì cũng có kết quả. Mình - những năm đó là hình ảnh kè kè bên cạnh những bạn học giỏi nhất lớp để bắt chước. Hình mẫu noi theo trong lòng mình là bạn lớp trưởng với những thành tích đạt được. Dường như trong mọi môn học từ Toán, Lý, Hoá, đến Văn, Sử, Địa… không môn nào làm khó được bạn, chỉ cần bạn muốn thì mọi việc đều có kết quả. Không những học giỏi, bạn còn quản lớp rất tốt, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Bạn sống, học tập, giao tiếp với một phong thái ung dung, tự tại, từ tốn nhưng làm đâu là ra kết quả đó. Còn mình, được xếp ngồi sát bạn nhưng kết quả thì ngược lại. Mình - một học sinh chăm chỉ trung bình, lúc nào cũng học và học với nỗi sợ bên mình. Mình mua đủ loại sách mẫu, theo chân bạn đến mọi lớp học rồi về nhà bạn, nhằm để học được phong thái của bạn. Nhưng sao mọi thứ mình đụng vô thường là rối rắm, thậm chí còn khó khăn hơn. Mình càng nỗ lực bao nhiêu thì mọi thứ trở nên trì trệ bấy nhiêu. Thường là mọi thứ kết thúc trong dang dở, hoặc điểm nhận về cũng chỉ trên trung bình. Nhưng mình vẫn nuôi khát khao được hiệu quả như bạn dù những nỗ lực bắt chước vẻ bên ngoài của bạn chưa được hiệu quả lắm, nhưng mình không bỏ cuộc. Sau này, trưởng thành hơn, tiếp xúc với nhiều người hơn mình thấy ở những người được xem là hiệu quả dù là một cô lao công, một nhân viên văn phòng, hay một cô giáo, một chủ doanh nghiệp… họ có một khả năng sắp xếp, tư duy thế nào mà làm đâu là xong đó, kết quả rất tốt. Khi làm việc họ luôn có một thái độ thong thả, an nhiên. Có một điều gì đó ở những người hiệu quả khá giống nhau. Thầm nghĩ, chắc hẳn bên trong họ phải có một bí mật nào đó. Bí mật của tính hiệu quả Mình cho cơ hội để bản thân đọc quyển sách “ 7 thói quen hiệu quả " sau khi chậm lại vài phút để dịch sát nghĩa hơn tiêu đề tiếng anh, cùng với một số bài viết tóm tắt về quyển sách này. Mình hiểu rằng nội dung chính của quyển sách sẽ cho mình biết được bí mật đấy. Bí mật của những người hiệu quả, họ có điểm chung gì? Tính hiệu quả không nằm ở bề nổi, mà là phẩm chất mỗi người Như câu chuyện về cô bạn lớp trưởng của mình ở trên, mình cứ ngỡ rằng điểm số cao các môn bạn đạt được là toàn bộ của tính hiệu quả. Mình chỉ cần bắt chước mọi thứ của bạn từ ăn nói, hoạt động, giải bài tập, viết chữ đẹp…là mình sẽ có kết quả giống bạn ấy. Chắc bạn cũng đoán được kết quả, là dù mình cố gắng bao nhiêu thì cũng không thể được. Bởi vì bên trong mình chưa có được nhận thức, tư duy, kỹ năng, cảm nhận, lương tri…giống với bạn ấy. Bạn thử nhìn lại cuộc sống hiện tại xem có giống mình không nhé! Mình và bạn được dạy dỗ, định hướng với nhiều khuôn mẫu khác nhau trong xã hội. Ở mỗi khuôn mẫu sẽ có nhiều quyển sách, nhiều khoá học, nhiều người hướng dẫn chỉ bạn về chuyên môn, kỹ năng mềm, hoặc cả cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện như thế nào để thu hút người khác. Bạn cũng giống mình sẽ cố bắt chước những gì được dạy bảo, nhưng sao mọi thứ lại khó khăn vô cùng. Bạn tập luyện được nhưng biểu hiện lại khô cứng, gượng gạo bởi đó chỉ là lớp bên ngoài. Bởi lẽ, tính hiệu quả ở mỗi con người xuất phát từ những phẩm chất bên trong mỗi người. Đó là những căn tính được rèn dũa từ truyền thống gia đình, bề dày kiến thức, trải nghiệm cuộc sống và tự nhận thức của mỗi người. Ở bí mật đầu tiên này, mình nhận ra được cái hay của cuộc sống. Phẩm chất mỗi người là tinh hoa ẩn sâu bên trong, là về lương tri, tài năng, nhận thức…. Cho nên kết quả họ đạt được là một lẽ tất nhiên mà thôi. Tính hiệu quả đáp ứng trong ngắn hạn và dài hạn Trong xã hội công việc ngày nay, bạn sẽ được đặt ra tiêu chuẩn là tốc độ xử lý công việc phải nhanh, chính xác và luôn luôn cải tiến, đổi mới. Hiệu quả phải được chứng minh và thấy liền. Điều này sẽ đúng trong thời gian đầu, nhưng lâu dần bạn tự biến mình trở thành một cỗ máy, vận hành theo một kiểu lệnh nhất định, đó là phải làm thật nhanh tạo ra kết quả. Bạn không dám cho mình những khoảng lặng nghỉ ngơi để cảm nhận về cuộc sống, để thỏa sức sáng tạo trong vùng sáng của mình, bởi bạn phải luôn tăng tốc để ra kết quả liền. Điều này vô hình trung giết chết đi sự sáng tạo, khả năng cảm nhận, thưởng thức công việc đang làm. Lâu dần nó khiến bạn chán ghét việc đang làm. Cũng dễ hiểu vì các công ty chịu áp lực rất nhiều về khả năng đầu tư, hoàn vốn, và tạo ra lợi nhuận. Cho nên khung tham chiếu này sẽ áp lên tất cả mọi người. Bài toán đặt ra là bạn không thể thoát khỏi khung tham chiếu, vậy làm sao để bạn trở mình vươn lên, vừa có thể an nhiên trong công việc mà vẫn tạo ra kết quả. Bí mật thứ hai đó là, dù bạn là ai kể cả nhân viên, quản lý, hay lãnh đạo, bạn hãy trở thành người tự chủ để lãnh đạo chính mình, để biến bạn trở thành người có giá trị đạt được kết quả cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Để làm được điều đó, bạn phải có khả năng nhìn thấy tương lai một cách tổng quát, vừa có khả năng chi tiết hoá tương lai về với hiện tại thành những đầu việc rất chi tiết. Trong sách "7 thói quen hiệu quả" việc đáp ứng được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn chính là cân bằng P/PC. Đó chính là đảm bảo cân bằng giữa sản phẩm và cỗ máy tạo ra sản phẩm. Ví dụ: trong tài chính thì kiếm tiền là P và sức khỏe của người tạo ra tiền là P/C. Trong mối quan hệ thì tình cảm là P và sự kết nối giữa 2 người là PC. Trong doanh nghiệp thì lợi nhuận là P và văn hoá công ty là PC. Hoặc câu chuyện ngụ ngôn con ngỗng và quả trứng vàng, thì quả trứng vàng là P và con ngỗng là PC (ví dụ trong sách). Làm được như vậy, bạn sẽ ung dung bắt tay vào đi từng bước nhỏ thật chắc trong một định hướng đúng đắn. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn được đáp ứng. Bạn nghe đến đây chắc hẳn lại cảm thấy lo lắng là đạt được mục tiêu ngắn hạn đã vất vả, mà giờ lại phải cân thêm mục tiêu dài hạn. Có nghĩa là bạn không những tạo ra hiệu quả mà còn phải là hiệu quả bền vững nữa. Nhưng sự thật, nếu bạn làm được thì công việc của bạn sắp tới sẽ là những chuỗi ngày hào hứng, say mê và khám phá. Bạn chỉ cần đánh đổi thời đầu tư chất xám nhiều hơn vào thời gian đầu để trở thành nhà lãnh đạo, sau đó quay về với vai trò quản lý. Khi cân bằng được 2 mục tiêu này, mọi thứ sẽ diễn ra trơn tru và bạn sẽ cảm nhận được sức mạnh của tính hiệu quả toàn thể này. Tính hiệu quả dựa trên những nguyên lý bất biến Nếu muốn đạt được những hoài bão cao đẹp nhất, vượt qua những khó khăn to lớn nhất, hãy xác định và ứng dụng nguyên lý hay quy luật của tự nhiên để điều khiển kết quả mà bạn mong muốn - Tr.43 Những người khôn ngoan, họ không đặt trọng tâm là tiêu chuẩn nào của xã hội để làm kim chỉ nam cho đời mình, bởi những thứ ấy rất dễ thay đổi, thậm chí còn nhanh hơn trong xã hội liên tục như ngày nay. Họ khôn ngoan đặt cuộc sống của mình vào những gì là bất biến, luôn đúng, trường tồn với thời gian. Và đó là những nguyên lý tuân theo quy luật tự nhiên. Cùng quay trở lại những năm 2020, 2021 khi đại dịch Covid lan tràn khắp cả toàn cầu, lúc này mọi khía cạnh trong cuộc sống đều biến đổi nhanh đến chóng mặt, một hơi thở là chia lìa cõi đời, một lần chạm tay vô thức là nhiễm bệnh, lỡ đặt chậm tay là giá cả thức ăn leo thang, đến khẩu trang y tế cũng không còn, đến từng mảng không khí trong lành cũng phải tranh đua nhau để có. Vào thời điểm ấy, mình chưa hề biết đến khái niệm nguyên lý bất biến, nhưng trong đầu luôn tự hỏi, điều gì ngay lúc này sẽ không thay đổi để mình có thể dựa vào, nương tựa đây. Và trong quyển sách “7 thói quen hiệu quả", sau khi Tiến sĩ Stephen Covey đưa ra hết một loạt những dẫn chứng về tình trạng con người luôn tìm đến những phương cách nhanh chóng, hiệu quả để giải quyết tức thời, thì ông khẳng định về tầm quan trọng của những nguyên lý bất biến. Ông tự nhận mình không phải là người sáng tạo ra những nguyên lý bất biến, ông chỉ là người đơn giản hoá, kết nối các nguyên lý này thành một hệ thống chặt chẽ để có thể ứng dụng vào trong mọi khía cạnh cuộc sống từ: công việc, gia đình, kinh doanh, lãnh đạo, tài chính… Ông đã khẳng định sức mạnh to lớn của nguyên lý bất biến khi nó tác động vào tính hiệu quả. Bởi nguyên lý bất biến luôn đúng, và nếu ai ứng dụng được nguyên lý này thì mọi thứ đều mang lại kết quả tốt đẹp. Tạo ra tính hiệu quả bằng những thói quen Thầy Giản Tư Trung khi viết lời giới thiệu cho cuốn sách “7 thói quen hiệu quả" đã có chia sẻ rằng: Văn hoá của một người bao gồm hành vi bên ngoài và bản tính bên trong của người đó [...] nếu ta tác động vào hành vi thì chỉ tạo nên những thay đổi nhất thời, còn nếu tác động vào bản tính thì lại là việc nhiều phần…vô vọng. Đó là lí do vì sao thầy Stephen Covey đã dùng một phương pháp trí tuệ hơn đó là chẻ nhỏ các nguyên lý bất biến thành những thói quen - là thứ ta dễ tác động hơn nhưng một khi hình thành thì lại hết sức bền vững. Cụ thể sẽ có 7 thói quen là 7 nguyên lý đã được đơn giản hoá và mang tính ứng dụng cao trong cuốn sách. Từng thói quen là lộ trình trưởng thành tự nhiên của mỗi người được sắp xếp đi từ trong ra ngoài, để giúp con người đi từ lệ thuộc sang độc lập, rồi tự độc lập sang tương thuộc. Khi ứng dụng 7 thói quen trong quyển sách cần phải đi từng bước mà không được đốt cháy giai đoạn. 3 thói quen đầu là bước đệm để xây dựng những nền tảng phẩm chất cốt lõi bên trong mỗi người . Khi mỗi người độc lập hơn thì sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra ở bí mật số 1 và số 2 như chia sẻ ở trên. 3 thói quen sau là giúp cho mỗi người bước ra khỏi vòng tròn của mình để tạo nên những mối kết nối sâu sắc với người khác. Và thói quen thứ 7 à sợi dây cương khiến mình phải luôn quan sát bản thân để đi lên thay vì ngủ quên trên chiến thắng. Tìm đọc cụ thể hơn 7 thói quen hiệu quả trong cuốn sách, tại đây ! Quá trình này phát triển từ trong ra ngoài một cách hoàn hảo, để bạn không phải phân vân giữa việc nên sống vì mình hay vì người khác nữa. Những thói quen dựa trên nguyên lý, nên một khi bắt đầu ăn sâu vào căn tính mỗi người, nó sẽ giúp cho chúng ta trở nên hiệu quả và hiệu quả bền vững. Quyển sách “ 7 thói quen hiệu quả ” của thầy Stephen Covey được xem là một kiệt tác hiếm hoi của thế giới trong lĩnh vực quản trị (theo lời thầy Giản Tư Trung). Nhưng nó lại không dễ đọc vì ngôn ngữ bên trong mang tính học thuật rất cao. Rất may mắn, mình đã đọc quyển này vài lần, và còn tham gia thêm cả khoá huấn luyện để đưa 7 thói quen vào một dự án cá nhân, rồi từ đó cảm nhận được tính hiệu quả của nó. Kết quả cuối cùng, mình đã mạnh dạn lên vài dự án cá nhân, áp dụng đầy đủ 7 thói quen này và nhận về được về những kết quả. Mình làm từng dự án nhỏ, đến dự án lớn hơn, và hành trình áp dụng vẫn còn tiếp tục. Do đó, để hiểu hết về quyển sách, bạn hãy đọc hết một lượt từ đầu đến cuối, đừng bỏ qua trang nào dù đó là lời tựa. Đọc hết một lượt, bạn hãy đúc kết 7 thói quen này đơn giản hơn, đưa trực tiếp vào dự án đang làm và cảm nhận tính hiệu quả phát huy ngay sau đó. Mình rất mong bài chia sẻ hữu ích, mong nhận được đóng góp của mọi người ở phần bình luận bên dưới! *** Bài viết đính kèm đường dẫn mua sách trên BKE Shop thông qua 3goc.vn , chúng tôi đảm bảo giá cả và chất lượng như khi mua trực tiếp. Rất mong độc giả ủng hộ. Cùng "Góp gạo nuôi quân" lan toả Văn Hoá Đọc khắp mọi miền Tổ Quốc. Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang Thư Viện 3 Gốc Biên tập: Nhàn lý + Nhóm viết lớp Content 3 Gốc Hình ảnh:
- Khi trái tim ngừng chảy máu!
MỤC LỤC 1.Nhà trong trái tim tôi 2.Suy nghĩ bồng bột dẫn đến hành động không sáng suốt 3.Muôn ngả đường cho một lối đi 4.Trái tim lành lặn lấp đầy bởi sự yêu thương *** “Khi bằng tuổi mẹ thì con sẽ hiểu được tại sao mẹ làm như thế!” Câu nói của mẹ tôi cứ phảng phất trong những dòng kỷ niệm quá khứ. Tuổi thơ tôi biết bao lần cảm thấy bị tổn thương, tôi cảm tưởng trái tim mình sẽ chẳng bao giờ lành. Nhưng không tôi đã nhầm, tất cả vết thương đều sẽ được lành lại khi tôi cho mình đủ yêu thương. Nhà trong trái tim tôi Ngày ấy, tôi khoảng tám tuổi, một đứa trẻ ham chơi, cảm giác trong tôi về nhà là một nơi cô đơn trong chính trái tim mình. Nhà tôi - một gia đình làm nông trung bình. Mẹ tôi cần mẫn làm việc đủ lo cho gia đình những bữa ăn và chi tiêu sinh hoạt hàng ngày. Sau một ngày làm việc vất vả cật lực ngoài đồng thì mẹ lao về nhà, mẹ lại tất bật nào là đàn lợn, đàn gà, đàn con thơ rắc rối. Chúng rắc rối như chính tâm trạng của mẹ vậy! Tối đến là mẹ vén chiếc quần thật cao nhanh chân chạy từ khu bếp sang chăm sóc cho đàn lợn, rồi vội vàng nấu cơm, quét sân, nhặt rau, gọi các con đi tắm… Công việc vắt kiệt sức của mẹ như chiếc khăn khô vắt không còn ra nước. Thế nên, mẹ chẳng bao giờ bình tĩnh, mẹ bắt đầu những câu chửi với lời la mắng. Bao cảm xúc của mẹ được bung ra qua những lời nói chua chát khó nghe, đắng ngắt, lạnh lùng, vô tình. Lời mắng vô tình của mẹ như gáo nước lạnh đổ ập và tâm trí non nớt, mềm oặt của tôi. Ngày qua ngày, những tổn thương ấy găm sâu vào ký ức như một khẳng định “Mẹ không yêu thương mình”. Thế nên, dù mẹ làm gì tôi cũng suy diễn ra lời khẳng định ấy. Nào mẹ dành đồ ngon cho anh chị lớn, tôi là út nên phần thiệt là về mình. Nào anh chị làm gì có lỗi cũng sẽ bị bỏ qua, còn tôi dù chỉ sai một tí cũng sẽ bị ăn đòn. Những điều ấy đọng lại trong tôi như những vết cứa vào trái tim. Tôi nào biết nỗi vất vả của mẹ cũng như không nhận ra những suy nghĩ đó là do sự tham lam ích kỷ đang khống chế mình. Tôi chỉ thấy mình tổn thương, vết thương tâm hồn đang chảy máu. Suy nghĩ bồng bột dẫn đến hành động không sáng suốt Lớn hơn một chút, tôi bước vào tuổi vị thành niên - cái tuổi mà luôn có những bất ngờ với những ý tưởng kỳ quái, đầy thách thức cho cả tôi và mẹ. Có lần tôi trốn dưới bụi cây, trốn trong đống rơm dưới trời mưa lất phất, âm u mờ mịt như cái u uất trong tâm hồn tôi. Những lần tôi trốn ấy là một lần tôi báo hiệu cho mẹ biết rằng con muốn đi khỏi nhà này ngay lập tức. Dù tôi trốn ở đâu thì ánh mắt tôi luôn bán đứng chính mình. Tôi nhìn vào nhà qua những kẽ hở, tôi ngóng trông, chờ đợi, mong mỏi những lo lắng bồn chồn từ mẹ mình. Lúc đầu, mẹ tôi cũng hơi hoảng loạn đi tìm tôi. Tôi không biết linh cảm hay trực giác giữa mẹ và con, mà mẹ dễ dàng tìm ra chỗ tôi trốn mà không bóc mẽ tôi, để tôi thỏa mãn cái trò trốn tìm đầy mưu mô non choẹt của trẻ con. Mẹ chẳng còn lo lắng lại ung dung bóng gió nói to lên rằng cho tôi đi luôn không cần tìm nữa. Cuộc đua thử sức bắt đầu giữa tôi và mẹ xem ai là người thua cuộc trong trò chơi trốn tìm này. Chính lúc này tôi lại càng cảm thấy ba mẹ chẳng hề yêu mình. Trẻ con thông minh bao nhiêu cũng để ra những vết hở dễ đoán. Tôi không thể hiểu, tôi không hề biết, trong tôi luôn có những cảm giác tổn thương chưa bao giờ được lấp đầy. Nó là những nỗi đau không mạnh mẽ nhưng lại âm ỉ. Muôn ngả đường cho một lối đi Thời gian lặng lẽ trôi, ngày tháng năm vội qua, trong tôi đầy sự tự ti, u mê và tăm tối. Tôi đã đóng cửa trái tim và đóng cửa với những hiểu biết của mình suốt một thời gian. Vì vậy, bên trong tôi đầy sự tự ti. Ngồi trong bóng tối nhưng trong tôi luôn trỗi dậy những khao khát đi tìm kiếm cái mới, như cánh tay cố gắng nắm bắt những tia sáng yếu ớt. Một vài cơ hội gặp gỡ bạn bè, chợt lướt qua tôi những bạn trẻ đầy năng lượng, đầy sự sống. Thế là tôi khao khát bước đi nhưng sao trong lòng vẫn còn run rẩy, rụt rè. Vượt lên chính mình, tôi đăng ký khóa tu mùa hè cho thanh thiếu niên học sinh do nhà chùa tổ chức. Những thời khóa tu học là một trải nghiệm trong tôi bao cảm xúc. Sau 2 ngày tu học, ấn tượng nhất trong tôi là thời khóa “Sinh nhật hướng thượng". Ý nghĩa của thời khoá này là một ngày sinh nhật đặc biệt không chỉ cho riêng tôi mà cho toàn bộ tu sinh. Lần đầu tiên sinh nhật không chỉ có những nụ cười mà còn có những giọt nước mắt. Một ngày sinh nhật không cho riêng tôi mà dành tặng cho mẹ tôi - người đã cho tôi cuộc sống, tình yêu. Đôi mắt tôi nhắm lại, những giọt lệ ướt thành dòng khi từng câu thơ trong thời khóa chạm vào trái tim tôi. Điều thứ nhất giữ gìn thai giáo, Mười tháng trường chu đáo mọi bề Mười tháng trường - ngắn hay dài mà ví von "trường" đầy những vất vả lo toan cho hình hài bé bỏng. Để rồi khi tôi ra khỏi lòng mẹ thì mẹ tôi lại chịu những đau đớn khôn cùng nhắc tôi khắc ghi thêm những cơn đau vỡ vụn của trái tim “Thứ hai sanh đẻ gớm ghê, Chịu đau chịu khổ mỏi mê trăm phần. Điều thứ ba, thâm ân nuôi dưỡng, Cực đến đâu, bền vững chẳng lay. Thứ tư ăn đắng nuốt cay, Để dành bùi ngọt đủ đầy cho con. Điều thứ năm lại còn khi ngủ, Ướt mẹ nằm, khô ráo phần con.” Công sinh, ơn dưỡng chẳng màng từ lúc sinh ra sáu tháng nhọc nhằn ăn đắng nuốt cay tinh hoa mẹ dành sữa ngọt bùi thơm. Đêm nằm chẳng yên thân thể hao mòn lo con ẩm ướt nhọc nhằn mẹ kham. Biết bao điều tô vẽ cho từng ngày tháng trôi đi nhẹ nhàng trong vòng tay mẹ miễn con được no ấm đủ đầy, mẹ cam, mẹ chịu chẳng lần kêu than. Thứ sáu sú nước nhai cơm, Miễn con no ấm chẳng nhờm, chẳng ghê. Điều thứ bảy không chê ô uế, Giặt đồ dơ của trẻ không phiền. Thứ tám chẳng nỡ chia riêng, Nếu con đi vắng cha phiền mẹ lo Điều thứ chín miễn con sung sướng, Dầu phải mang nghiệp chướng cũng cam, Tính sao có lợi thì làm, Chẳng màng tội lỗi, bị giam bị cầm. Mẹ có dãi nắng dầm sương hay đau đớn thân tâm mẹ cũng chẳng màng. Mẹ đứng sau che chở cho con, nâng niu con dù con phạm bao nhiêu lỗi sai đi chăng nữa. Điều thứ mười chẳng ham trau chuốt, Dành cho con các cuộc thanh nhàn, Thương con như ngọc như vàng Ơn cha, nghĩa mẹ sánh bằng Thái Sơn. -Trích kinh "Báo Đáp Công Ơn cha mẹ" Lúc này, trong tôi mới hiểu ra những trò trẻ con hay những trách móc của tôi thật là sai lầm. Từng câu thơ như nhắc nhở tôi rằng dù chỉ một hành động hay một cái gì đó chạm nhẹ vào tôi cũng đủ làm mẹ đau. Tôi hiểu được tình yêu của mẹ luôn sẵn có trong cuộc sống hàng ngày chứ không phải là những lời nói hay những cử chỉ mà tôi có thể nhìn một cách hời hợt qua ánh mắt dại khờ. Tôi đã yêu, tôi yêu cái sự lam lũ, yêu cả những câu nói đầy hờn tủi trong mẹ. Trái tim tôi rung lên từng hồi như đang kêu gọi sự hòa nhịp yêu thương. Trái tim lành lặn lấp đầy bởi sự yêu thương Càng nghe, càng nghĩ tôi càng thấy được tình thương vô bờ của mẹ dành cho tôi. Khi thấu hiểu được cảm xúc, nỗi khổ, vất vả, tình yêu của mẹ thì dường như trái tim tôi được lành lặn, bởi nó được lấp đầy tình yêu. Và rồi, thực tại đã kéo tôi ra khỏi quá khứ khi “những gì thấy chưa hẳn đã là thật, những gì cảm nhận chưa phải đã là đúng.” Tôi chạy về bên mẹ, tôi ngồi im lặng, ngắm chiếc bóng yếu ớt, đôi chân đi chầm chậm run run, bàn tay gầy gầy gân guốc tôi thấy hối hận cho tình yêu đã bị tôi lãng phí. Tôi chợt nhận ra, tôi đang và đã thừa hưởng từ mẹ một thời thanh xuân và đang thừa hưởng dần dần những cái già trên con người hay chính trong tâm hồn tôi. Ngồi bên mẹ lắng nghe những chia sẻ tôi chợt nhận ra những tình yêu mẹ dành cho tôi chưa bao giờ dừng. Lúc này, những tổn thương trong tôi hoàn toàn xóa nhòa để tôi biết: "Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con". Tình yêu trong tôi như những mũi kim thêu dệt lên trái tim tưởng như đang vỡ mà đã lành. Dừng lại nơi đây, dừng lại ngay lúc này những suy nghĩ miên man tôi thấy những điều trong lành nhất, đẹp nhất để biết rằng tình yêu luôn được truyền thừa từ ba mẹ sang con, từ dòng máu, hơi thở hay nồng nàn hơi ấm chưa bao giờ đứt đoạn trong mỗi chúng ta. Và rồi trái tim bé bỏng tuổi thơ bỗng lành lại, đã ngừng chảy máu. *** Nội dung: Trần Thơm - học viên Content 3 Gốc K7 Biên tập: Khánh Vi
- Tôi viết để chữa lành tâm hồn mình
Ngày cuối thu, từ sáng sớm Sài Gòn đã mưa rả rích, mưa với tôi như là một chất xúc tác cho cảm xúc. Cầm trên tay cuốn sách, đọc từng con chữ tôi thấy như lồng ngực mình đang đau nhói lên từng cơn. Cuốn sách này có phải đang viết cho tôi không nhỉ, nó hiểu thấu những gì mà tôi đang phải trải qua. Nỗi đau về sự mất mát, về sinh ly tử biệt, về những vô thường của cuộc sống. Nếu như là trước đây, tôi có thể đang khóc lóc hay oán trách số phận nhưng bây giờ tôi lại như đang gặm nhấm những nỗi đau đó qua từng con chữ. Mở cuốn sổ tay dang dở, tôi cặm cụi viết cho kịp. Viết như suối nguồn tuôn chảy hết những nỗi buồn, sự dằn xé nội tâm trong lòng. Viết để giải thoát chính mình. Nhìn về quá khứ, hiện tại và tương lai, tôi viết cho thỏa nỗi lòng mình, dù chẳng biết để làm gì, nhưng điều đó như đang khâu vá, chữa lành đứa trẻ trong tâm hồn tôi. Viết để chữa lành nỗi mất mát bên trong Tôi của trước đây đã từng là con bé đau khổ vì mâu thuẫn với đứa bạn thân, tôi dùng cách viết để xoa dịu những tổn thương đầu đời. Lớn hơn một chút thì ba rời xa tôi, những kỉ niệm ùa về trên hai hàng mi ướt đẫm trang giấy, tôi vừa viết vừa nhớ về những kỉ niệm trong ngôi nhà xưa có ba có mẹ và em gái ấm áp, vui cười. Những khoảnh khắc đó như in vào tâm trí, tôi oán trách tại sao ông trời sao mang đến cho tôi những bất hạnh, khổ đau. Cách tôi viết ra như đang xả hết những gì mà nội tâm tôi đang dằn xé. Thay vì hét lên cho cả thế giới biết mình đang đau khổ như thế nào tôi lại dùng cách viết ra như một cách chữa lành những tổn thương. Rồi cũng bằng cách viết tôi tự động viên mình đứng lên kiên cường và mạnh mẽ. Và tôi cũng không biết tôi có được cái khả năng này từ đâu và từ lúc nào? Có phải do tôi sinh ra ở một thành phố mộng mơ, hay do cuộc sống cho tôi “ba chìm bảy nổi” , hay đó là món quà mà vũ trụ gửi tặng cho tôi! Thời đó tôi cũng chẳng biết việc viết như vậy sẽ có ích lợi gì, nhưng khi được viết tôi trở nên là chính mình, tôi vui khi viết tôi cười, tôi buồn khi viết tôi khóc. Thay vào việc tâm sự với ai tôi dùng cách tâm sự với chính mình qua cuốn sổ tay bé xíu. Sau này hiện đại hơn, tôi biết dùng máy tính, biết chụp ảnh, biết đến các trang mạng xã hội, tôi lại dùng dùng vốn ngôn từ hạn hẹp của mình để bày tỏ yêu thương và lan tỏa những điều tích cực mỗi ngày. Đôi khi chỉ là một khoảnh khắc đón bình minh ở phố núi với đám bạn. Với vài tấm ảnh tôi cho là đẹp trong mắt mình cũng đủ cho tôi có thể viết ra được vài trang giấy. Cái thời mới tập tành sử dụng Facebook tôi đã biết tạo cho mình một trang riêng chỉ để viết, để nhắn gửi tôi của tương lai. Bằng cách đó tôi cũng được mọi người biết đến nhiều hơn. Với mối tình đầu yêu xa, chúng tôi cũng đã từng bày tỏ sự yêu thương, nhớ nhung qua trang blog riêng bí mật của hai đứa. Thay vì việc nhắn tin hay gọi điện, chúng tôi dùng cách đó để lưu giữ lại những hồi ức tốt đẹp về nhau. Việc viết trở nên với tôi “tự nhiên như hơi thở”, tôi có thể viết ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Tôi có cô bạn thân mặc dù rất hoạt ngôn nhưng với cô ấy để viết một điều gì đó nó như là một cực hình, phải dùng đến từ “rặn từng câu từng chữ”, thế nhưng với tôi đúng là nó trở nên một cách nhẹ tênh, khả năng quan sát và ghi nhớ tốt, nên mỗi nơi tôi đến, những người tôi gặp đều sẽ dễ dàng trở thành nhân vật chính trong quyển sách của riêng tôi. Chữa lành bằng cách quay vào bên trong để tu tập Tôi cứ viết trong vô thức, viết cho thỏa nỗi đam mê, viết cho những gì mà tôi chưa kịp giãi bày. Cho đến khi vũ trụ tát thẳng vào mặt tôi bằng những bài học quá đắt giá, tôi trở nên mất phương hướng trong vòng xoáy của sự đau khổ, oán trách bản thân và hối hận. Tôi bắt đầu tu tập, tôi đọc sách nhiều hơn, nghe nhiều hơn và dần mở lòng đón nhận từng khoảnh khắc của hiện tại, những điều nhỏ bé nhất cũng có thể vô tình làm tôi thấy hạnh phúc. Tôi hiểu những gì đang diễn ra và viết theo một cách khác, không oán, không buồn, mà chấp nhận và tận hưởng những gì của hiện tại. Đi qua nhiều biến cố, chiều sâu tâm hồn của tôi dần được phát triển mạnh hơn, qua đó cách viết của tôi cũng có những chuyển biến tích cực hơn. Mỗi ngày không còn trở nên nhàm chán mà tôi dùng việc viết lách để hồi tưởng lại quá khứ, hướng đến tương lai và biết ơn hiện tại, nhìn nhận sự biến động xung quanh và quay về lục tìm tâm thức. … Tin tin, một buổi chiều tôi nhận được email thông báo về cuộc thi, thật ra thường thì tôi rất lười đọc những email đại loại như kiểu email marketing như vậy, nhìn lướt qua màn hình tôi thấy được vài chữ đầu tiên, tự nhiên linh tính có cái gì hút tôi phải mở ra xem. Tôi nghĩ vũ trụ đang nhắn gửi nó đến với tôi, để tôi mở lòng ra thế giới bên ngoài thay vì cuộn tròn trong những năm gần đây, để tôi gần hơn với những người có chung sự quan tâm và hơn hết tôi sẽ gặp được những người thầy dẫn đường để việc viết của tôi trở nên có ý nghĩa hơn, như những bông hoa mang hương đến cho đời. Thế là tôi tuôn chảy những dòng này trong vòng 20 phút, rồi lục tìm một tấm ảnh xưa cũ, dùng canvas sửa sửa sau đó là gửi luôn cho GNH. Nếu bạn đọc được tới đây, tôi nghĩ là vũ trụ cũng đang gửi lời mời đến bạn đó. Nếu bạn thích viết như tôi thì hãy chia sẻ câu chuyện của mình để lan tỏa đến nhiều người hơn, còn nếu bạn không thích viết hoặc chưa thử bao giờ, thì tại sao không thử một lần để quay vào bên trong tìm lại chính mình bằng những câu chữ giản đơn, dễ hiểu nhỉ? —----- BDT số 07 - Amy Nguyen Cuộc thi Viết HIỂU MÌNH QUA CON CHỮ – do dự án GNH Talk tổ chức nhằm khuyến khích cộng đồng thực hành thói quen tĩnh lặng, quay vào bên trong để kết nối và nghiên cứu chính mình. Hình ảnh: Phạm Liên
- Đạo đức - hiểu sao cho sâu sắc, hành sao cho chuẩn mực?
Càng trưởng thành, ta càng cảm thấy hoang mang với những kiến thức về Đạo đức mình được học. Thật mâu thuẫn khi ta được dạy trung thực nhưng bước ra cổng trường đập vào mắt ta lại là “luồn lách, lươn lẹo lại leo lên”. Ta vẫn nhớ câu nói ông cha “ở hiền sẽ gặp lành” mà ra cuộc đời thì ngược lại. Có kẻ vừa qua cầu đã rút ván, vậy mà vẫn được coi là người tốt. Phải chăng người đời đã quá xem nhẹ đạo đức ở đời? Thật ra là do ta hiểu chưa sâu, thấu chưa đủ nên đã có những hành xử sai lầm. Bài viết này, blog 3 gốc sẽ cùng bạn suy ngẫm để hiểu đúng về đạo đức - 1 trong 3 yếu tố gốc rễ giúp bạn có hành xử đúng - gặt quả lành trong cuộc sống, bạn nhé. MỤC LỤC 1. Thế nào là sống có Đạo đức? 2. 3 biểu hiện của người sống có Đạo đức Trung thực đến tận cùng Sống biết ơn từ những điều nhỏ nhất Luôn từ - bi - hỷ - xả 3. Đạo đức ngày nay biểu hiện ra sao 4. Làm thế nào để ai cũng thấm nhuần Đạo đức? 5. Lời kết --- 1. Thế nào là sống có Đạo đức? Bạn đã từng cho rằng sống đạo đức là mình không hãm hại ai, không sát sanh, không cướp giật..., liệu bao nhiêu đó đã đủ chứng minh bạn là người có đạo đức? Những biểu hiện trên thực tế mới chỉ là 1 phần nhỏ trong các biểu hiện của 1 lối sống có Đạo đức. Đạo đức bao trùm nhiều hơn thế. Cụ thể, Đạo đức được chứa đựng trong 3 yếu tố: suy nghĩ, lời nói, hành vi mà khởi nguồn là nằm trong suy nghĩ. Nếu cả 3 yếu tố trên đều hướng về những điều thiện lành, không hại mình, hại người và hại chúng sinh thì đó mới được coi là sống có Đạo đức. Bên cạnh đó, để Đạo đức của 1 người thực sự nở hoa, tạo ra những giá trị cho cuộc đời này thì đạo đức cần đi kèm với Trí Tuệ và Nghị lực. 3 "người bạn" này chỉ cần thiếu đi 1 thì mọi việc đều khó để trọn vẹn. Bởi nếu Đạo đức mà thiếu Nghị lực thì suy nghĩ hướng thiện không thể trổ ra thành hành vi hướng thiện, và cũng không tạo ra kết quả thực tế nào. Bạn có thể có mong muốn giúp đỡ người khác, thề non hẹn biển nhưng nếu bạn không có Nghị lực để thực thi tới cùng thì điều đó cho thấy bạn không phải là người đáng tin. Như vậy thì có còn là Đạo đức không? Hay khi Đạo đức mà thiếu Trí tuệ thì Đạo đức liệu có được đặt đúng nơi, đúng cách, đúng thời điểm không? Giúp người mà thiếu Trí tuệ thì nguy cơ ta đang hại người là rất cao. Tóm lại, sống có Đạo đức là sống hướng tới những điều thiện lành, cả trong suy nghĩ, lời nói và hành động. Muốn Đạo đức trọn vẹn, nở hoa và mang lại giá trị cho cuộc đời thì Đạo đức cần đi kèm với Trí tuệ, Nghị lực. Có như vậy Đạo đức được đặt đúng chỗ, đúng cách và được thực thi tới cùng. 2. 3 biểu hiện của người sống có Đạo đức Có rất nhiều những đặc điểm thể hiện một người có đạo đức, tựu chung lại qua 4 biểu hiện cụ thể dưới đây: Trung thực đến tận cùng Trung thực là nền tảng đầu tiên của đạo đức. Thể hiện ở việc nhất quán trong suy nghĩ, thái độ, lời nói và hành vi. Điều này trái ngược với tình trạng “khẩu Phật tâm xà” hay “khẩu xà tâm Phật”, nói một đằng nhưng tâm nghĩ một nẻo. Biết trung thực với chính mình thì ta cũng có thể trung thực với người khác. Cuộc sống sẽ chẳng thể vui vẻ nếu ta lừa dối nhau. Tâm ta cũng chẳng thể bình an nếu ngày ngày tìm cách lấp liếm những điều bí mật. Trung thực đến tận cùng rất khó. Bởi đôi khi có những nỗi niềm sâu kín bên trong, những sai lầm ta chưa thực sự sẵn sàng đối diện. Nhưng nếu từ tận đáy lòng, ta thành thật với chính mình, ta sẽ dần thoát khỏi sự bất an và đau khổ, tạo dựng những mối quan hệ dựa trên sự chân thành và hết lòng. Sống biết ơn từ những điều nhỏ nhất Trong quá trình học tập, mới đầu tôi có đôi chút ngạc nhiên với lối sống biết ơn của các vị thiền sư. Càng ngạc nhiên khi các thầy đã dạy tôi cần biết ơn với những điều tưởng chừng hiển nhiên trong cuộc sống: Biết ơn thân xác này, bầu không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai, nền hòa bình mà ta đang hưởng thụ, sự có mặt của những người thân yêu và thậm chí là giọt sương đậu trên phiến lá… Những điều đó giúp tôi hiểu được rằng, Đạo đức không cần là những việc quá lớn lao, đôi khi chỉ cần là sự biết ơn tới những điều nhỏ bé, vô tri thì đó cũng là 1 phần biểu hiện của Đạo đức. Nếu những điều nhỏ bé này mà ta bỏ qua, thì khi đạt những điều lớn lao hơn ta sẽ rất nhanh lãng quên nó. Luôn từ - bi - hỷ - xả Từ là tình thương, là luôn thương ta và thương người. Bi là buồn với nỗi đau của người khác, là dám tự nguyện gánh khổ cho họ. Hỷ là vui với sự thành công, vui từ tận đáy lòng dù người khác hơn mình. Xả là buông đi những những những bất như ý, những buồn phiền, dính mắc trong lòng. Đây là tứ vô lượng tâm trong kinh điển Phật giáo. Để tu tập được 4 điều này cực kì khó. Nhưng nếu chúng ta có thể rũ bỏ được bản ngã, chiến thắng được sự hẹp hòi, ích kỷ, cống hiện những điều tốt đẹp cho đời thì dung lượng trái tim của ta cũng rộng mở hơn rất nhiều. Người sống có Đạo đức có thể chưa phải là người nắm chắc được 4 tâm thái này. Nhưng họ luôn hướng đến chúng và biết nhắc nhở mình thực tập Tứ vô lượng tâm để trở thành người có nhân cách tốt đẹp hơn, sống hài hòa với tất cả mọi người và muôn loài. 3 biểu hiện này tựu chung lại đều hướng đến điều thiện lành từ suy nghĩ, lời nói và hành vi. Người sống có Đạo đức mà Trí tuệ uyên thâm thì đều sáng suốt, hướng đến lợi mình, lợi người, tốt cho thiên nhiên. Đạo đức mà có Nghị lực thì mọi việc thiện lành đều được thực thi đến cùng và có sự quyết tâm cao độ. Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều biết vun bồi Đạo đức thì chúng ta sẽ được sống trong một thế giới đầy an lạc và hòa bình. 3. Đạo đức ngày nay biểu hiện như thế nào? Thế giới có hơn 7 tỷ người và mỗi người sinh ra là một mảnh ghép khác nhau, nghiệp quả khác nhau nên không thể quy chụp hết thực trạng về Đạo đức cho tất cả mọi người. Nhưng thực tế bên cạnh những cá nhân sống tử tế, hướng tới những điều tốt đẹp và sự chuyển hóa chính mình thì vẫn còn những người có suy nghĩ, lời nói và hành vi bị chi phối bởi tâm tham - sân - si. Điều này một phần do chúng ta chưa có nhận thức đúng, còn bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc sống, chưa làm chủ được tâm mình. Một thực trạng ta phải công nhận, đó là những hạt giống độc hại thì lan truyền nhanh. Có thể chỉ cần 3 giây để một việc lùm xùm xuất hiện trên tất cả các nền tảng mạng xã hội. Nhưng để một hạt giống thiện lành lan tỏa, cần hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng năm hay rất nhiều năm. Giữ mình là khó, còn buông thả bản thân lại là điều chẳng cần chút nỗ lực. Thật tiếc khi đám đông lại thường dễ bị thả trôi với những gì thật dễ dàng. Đa số có thể thắng thiểu số nhưng thật tiếc vì không phải lúc nào đa số cũng lựa chọn đúng, quyết định đúng. Vậy nên, để sự đúng đắn và sâu sắc của Đạo đức chạm đến nhiều người, mỗi người hãy là đóa hoa lan tỏa của tình thương, của sự thứ tha, của lòng bao dung… Tin chắc rằng những điều tử tế, dù là rất nhỏ bé, khi gộp lại cũng đủ sức tạo nên trận cuồng phong, cuốn trôi những hạt giống bất thiện ra khỏi cánh rừng. 4. Làm thế nào để ai cũng thấm nhuần Đạo đức? Cuộc đời là một trường học lớn mà ở đó, mỗi người phải có khả năng tự nhận thức để chuyển hóa chính mình. Chúng ta không thể thay đổi người khác nhưng chúng ta có thể thay đổi chính mình. Khi bản thân mình tốt hơn, những người xung quanh vì năng lượng bình an đó mà cũng thay đổi theo ta. Vậy nên, cách tốt nhất để tưới tẩm hạt giống thiện lành được đâm chồi, nảy lộc không phải là “gào thét”. Lặng lẽ kiên trì vun xới, cung cấp nguồn dinh dưỡng chính là cách để cây đời mãi xanh tươi. Để bản thân không lầm được lạc lối trên hành trình xây dựng gốc rễ Đạo đức, ta sẽ cần xây cho mình môi trường tam bảo. Nơi đó có những người thấy hiện trí, vừa có đạo đức vừa có trí tuệ sáng ngời để ta nương theo. Nơi đó ta có những người bạn tốt cùng chí hướng, sống chân thành và tử tế. Cũng ở nơi đó, ta có những quyển sách hay về cuộc đời vĩ nhân, truyền cảm hứng giúp nuôi dưỡng ước mơ hoài bão được phụng sự cộng đồng. Mỗi người chỉ cần vun bồi Đạo đức từ những việc nhỏ nhất, như tập đối diện, quan sát suy nghĩ trong từng hoàn cảnh. Từ đó suy xét đó là suy nghĩ hướng thiện hay bất thiện, tập nói lời và hành động một cách trung thực, nhất quán với suy nghĩ thiện lương. Trước khi ra quyết định thì nên có góc nhìn đa chiều để không làm tổn hại đến các đối tượng khác. Khi mỗi cá nhân có Đạo đức đủ sâu dày, chắc chắn xã hội sẽ được chuyển hóa. 5. Lời kết Để có thể sống một đời bình an và hạnh phúc, chúng ta không thể nào không vun trồng gốc rễ Đạo đức. Sự tử tế từ Đạo đức không nhất thiết phải là những điều to tát, ngay khi bạn bắt đầu với một hành động nhỏ bé nhưng bạn làm với một “tình yêu lớn”, thì đó đã là điều vĩ đại rồi. Mong rằng tất cả chúng ta sẽ hiểu sâu, hiểu đúng về Đạo đức - như một nền tảng cần thiết để xây dựng cuộc đời có ý nghĩa và hướng thiện. Nội dung + Hình ảnh: Bích Hồng - Học viên Content 3 Gốc Khoá 4 Biên tập: Nhàn Lý
- Nghị lực là sức mạnh trong Tâm. Khó khăn là thức ăn của Nghị lực
Trong những bài trước, bạn được tìm hiểu về 3 Gốc bao gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Đạo đức là tình yêu thương để kết nối, Trí tuệ là ánh sáng để dẫn đường, còn Nghị Lực là ý chí hành động. Trên đoạn đường đi có những lúc khó khăn, thử thách. Yếu tố Nghị lực giúp bạn vượt qua những cảm giác chán chường, mệt mỏi để hành động. Hành động một cách bền bỉ, triệt để, vượt nghịch cảnh để tạo ra kết quả. Nghị lực là sức mạnh của tâm. Vậy làm sao để rèn luyện Nghị lực? Các yếu tố nào giúp hình thành Nghị Lực. Bài viết dưới đây cùng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này nhé. MỤC LỤC: 1. Lối sống hưởng thụ làm mất dần Nghị lực 2. Nghị lực giúp bạn từ gà công nghiệp thành đại bàng 3. Các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực 3.1 Nghị lực dưới góc nhìn đời sống 3.2 Nghị lực dưới góc nhìn bát chánh đạo 4. Phương pháp rèn Nghị lực 4.1 Rèn Nghị lực trên thân 4.2 Rèn Nghị lực trong tâm 5. Rèn Nghị lực bằng việc đọc sách *** 1. Lối sống hưởng thụ làm mất dần Nghị Lực “Lối sống hưởng thụ ngày nay làm mất dần Nghị Lực”, bạn nghĩ sao về câu nói này? Liệu khẳng định này có đang quy chụp, đang bóp méo đi thực trạng cuộc sống hiện nay - cuộc sống đầy đủ tiện nghi khi mà cần là có, muốn là được một cách dễ dàng. Nếu đứng ở góc nhìn đời sống, bạn sẽ thấy lối sống chi tiêu, hưởng thụ những điều kiện tốt sẽ thúc đẩy con người phát triển. Bởi nếu muốn có nhiều hơn, chúng ta phải nỗ lực làm việc nhiều hơn. Vậy thì với nỗ lực để cuộc sống đủ đầy hơn cũng có thể xem là Nghị lực chứ? Thật ra nó đúng, nhưng chưa đủ. Nếu nhìn sâu hơn vào bên trong, bạn sẽ thấy để tận hưởng lối sống hưởng thụ bên ngoài như hiện nay, chúng ta tập trung nhiều vào kiến thức, kỹ năng. Đây là ngoại lực bên ngoài. Điều này vô hình trung làm thiên lệch việc phát triển ý chí, Nghị lực bên trong. Đó chính là sức mạnh nội tâm. Sự phát triển thiên lệch này đã gây ra nhiều thực trạng như hiện nay. Nếu chịu quan sát tường tận, bạn sẽ thấy Gen Z, sắp tới là Alpha (Theo báo Dân Trí 2021) đang mất dần đi kết nối với cuộc sống. Các bạn trẻ thường xuyên để cơ thể của mình yếu đuối, mệt mỏi, làm việc quá sức, thiếu ngủ…Để rồi khi có bất như ý trong công việc, bạn dễ bị áp lực dẫn đến cảm thấy chán nản, muốn bỏ việc. Hay như nếp văn hoá mới là thông tin, kiến thức tràn lan, thiếu kiểm chứng dễ dàng được truy cập bằng bất cứ phương tiện nào. Điều này làm chúng ta chông chênh, mất định hướng khi có quá nhiều lời khuyên, quá nhiều hướng đi cho tuổi trẻ. Hay như cơn đại dịch Covid ập đến vào năm 2020 đã đảo lộn tất cả, nó sinh ra một thế hệ mất mát (Theo báo Tuổi trẻ 2021) về ý nghĩa sống, tiền bạc, công việc, gia đình…Đó là thế hệ với ước mơ, hoài bão lớn cho sự nghiệp, cho cuộc sống, bỗng nhiên trắng tay vì cơn khủng hoảng của dịch bệnh. Đến lúc này, chúng ta thấy rõ được ý chí, Nghị lực mạnh mẽ bên trong mới phát huy tác dụng. Ước gì mình vun bồi sớm hơn để có thể dễ dàng vượt qua được bất như ý của cuộc sống. Để trong biến động cuộc sống, mình biết đâu là lối ra, biết đâu là điểm tựa cho cuộc đời. 2. Nghị lực giúp bạn từ gà công nghiệp thành đại bàng Cuộc đời là một quá trình leo núi. Bạn là người bỏ cuộc, người dựng trại hay người đang luôn trên đường chinh phục đỉnh núi? -Trích AQ, Chỉ Số Vượt Khó – Biến khó khăn thành cơ hội - Tiến sĩ Paul Stoltz. Vậy bạn đang là loại người nào? Người bỏ cuộc, người dựng trại hay người leo núi? Người bỏ cuộc là người ngay từ ban đầu đã từ chối đặt chân đến đỉnh núi. Họ chấp nhận cuộc sống đang có, họ thích an toàn nên sẽ trốn tránh, từ bỏ mối nguy hiểm. Người dựng trại là người đã từng leo núi. Họ tìm thấy một nơi cao ổn định, sau đó dựng lều cắm trại và làm ấm cúng nơi đó. Họ từ bỏ việc chinh phục những đỉnh núi khác để mong có thể sống thoải mái ở nơi đang có đến trọn đời. Còn người leo núi xem việc leo núi là hành trình dài lâu trong đời. Bất kể là thuận lợi, rủi ro, hay may mắn, họ luôn tiến về phía trước. Bất kể là tuổi tác, bệnh tật đều không chùn bước. Trong khoá học Dạy con 3 Gốc của cộng đồng BKE, Thầy Trần Việt Quân cũng ví dụ hình ảnh chúng ta giống như chú gà và đại bàng. Bạn muốn trở thành ai? Là một chú gà công nghiệp được nuôi nấng, chăm sóc cẩn thận trong chuồng, được an toàn, được cho ăn đúng giờ, được nuông chiều, nhưng đổi lại tính tự lập của bạn sẽ kém. Hay bạn sẽ bước ra khỏi chuồng gà để tự đi kiếm ăn trở thành gà đi bộ. Bạn sẽ kiếm ăn loanh quanh ở trong sân, rồi đến chiều tối bạn chui trở lại vào chuồng như gà công nghiệp. Bạn thoát khỏi cái lồng an toàn một chút nên tính độc lập, tự chủ chưa quá mạnh. Hay bạn quyết tâm thoát ra khỏi vùng an toàn, bạn đi xa khỏi khoảng sân, đi sâu nữa để mình trở thành gà rừng. Lúc này bạn hoàn toàn độc lập, tự chủ trong học tập, làm việc, kiếm sống. Khi gặp khó khăn bạn sẽ biết cách đương đầu.Tuy nhiên, với những khó khăn quá lớn bạn thường có xu hướng tránh né. Cuối cùng, bạn có muốn trở thành phiên bản đại bàng không? Đại bàng có tố chất thủ lĩnh, thích bay cao và bay xa. Đặc tính của đại bàng chỉ ưa thích hành động khi có gió lớn, giông bão. Đại bàng thích lãnh đạo và dẫn dắt người khác. Trên đây là hình ảnh ẩn dụ cho chặng đường rèn luyện Nghị lực của mỗi người. Bạn có thể tùy chọn lộ trình phù hợp với bản thân. Bạn có thể một bước tiến tới hình ảnh tuyệt đối là người người leo núi, hay đại bàng. Bạn cũng có thể chọn bước đi an toàn hơn tiến dần từ người bỏ cuộc lên người dựng trại, hoặc từ gà công nghiệp lên gà thả vườn. Dù chọn theo lộ trình nào thì để đạt được kết quả, bạn cần hiểu rõ phẩm chất Nghị lực cụ thể là gì? Do đó phần bên dưới sẽ phân tích, mổ xẻ sâu hơn các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực, bạn xem tiếp nhé! 3. Các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực Để phân tích các yếu tố hình thành nên phẩm chất Nghị lực ở mỗi người, chúng ta sẽ phân tích dựa trên 2 góc nhìn: đời sống và phật học (Bát chánh đạo). Hai góc nhìn này nếu để ý bạn sẽ thấy. Nghị lực được hình thành từ thô đến vi tế, từ việc rèn luyện cho mình ở bên ngoài đến đi sâu vào tâm thức bên trong. Do vậy, khi hiểu rõ 2 góc nhìn này, bạn sẽ biết cách linh hoạt để ứng dụng việc rèn luyện phù hợp với từng đối tượng, có thể là cho trẻ em, người trưởng thành, người trung niên…và với từng tình huống như trong công việc, trong gia đình, trong kinh doanh, trong kết nối xã hội… 3.1 Nghị lực dưới góc nhìn đời sống Trong các khoá học tại BKE, thầy Trần Việt Quân đã phân tích gốc rễ Nghị lực dưới góc nhìn đời sống gồm 3 thành tố: Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dám đối mặt với khó khổ, nỗi sợ. Nhẫn là tiếp tục nỗ lực và không bỏ cuộc giữa chừng dù trong hoàn cảnh gian khó. Tĩnh là giữ vững tinh thần điềm tĩnh trước thất bại, khổ đau trong quá trình nỗ lực, hoặc là bản lĩnh chống lại sự hưởng thụ khi thành công đến. -Trần Việt Quân Ví dụ trong một dự án, ở giai đoạn đầu Dũng sẽ đóng vai trò ra quyết định là có dám làm việc khó hay không. Để bền bỉ làm đến cùng cho đến khi ra kết quả thì Nhẫn sẽ đảm nhiệm. Và Tĩnh là năng lực tĩnh lặng, sự bình an, bình tĩnh trong quá trình làm việc, trong cuộc sống. Theo trải nghiệm cá nhân, thầy chia sẻ: “Rèn Nghị lực đầu tiên nên có chữ Dũng và Nhẫn, còn chữ Tĩnh là phải bước vào quá trình tu tập mới có thể vun bồi”. Do vậy, bạn có thể chọn cho mình những trải nghiệm ngay trong cuộc sống hằng ngày để vun bồi Dũng và Nhẫn. 3.2 Nghị lực dưới góc nhìn bát chánh đạo Theo Bát Chánh Đạo, Nghị lực sẽ được phân tích dưới 3 yếu tố gồm: Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Chánh tinh tấn là cần mẫn và nỗ lực chân chính. Chánh niệm là ý thức chân chính và Chánh định là thiền định chân chính. -Trích “Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày” - Thích Nhất Hạnh và Thích Huyền Quang Giải thích cụ thể hơn, thì: - Chánh tinh tấn là nỗ lực chân chính, sự cố gắng không ngừng nghỉ trên lĩnh vực tu tập. Nỗ lực của chúng ta phải dựa trên chánh kiến (cái thấy đúng) và chánh nghiệp (nghề nghiệp chân chính). Có nghĩa là nỗ lực, cố gắng của chúng ta không nên dựa trên sự hám danh lợi, tham lam, hay căm thù. Bởi vì những nỗ lực này sẽ mang đến khổ đau cho bản thân và cho người khác. - Chánh niệm là sự nhớ nghĩ chân chính, là phương pháp tu tập màu nhiệm. Người Phật tử chân chính là người biết sống thường xuyên trong chánh niệm. Nghĩa là sống có ý thức, biết mình đang làm gì, nghĩ gì, nói gì và do đó có thể soi sáng mọi tư tưởng, ngôn ngữ và hành động mình ngay trong hiện tại thuận theo luật nhân quả. - Chánh định là phương pháp thiền định chân chính. Thiền định là sự tập trung tâm ý để đạt tới cái thấy chân chính. Định ở đây không có nghĩa là tư duy hay suy tưởng mà là những phương pháp tập trung tâm ý và thiền quán để phát khởi trí tuệ. Trong khóa học Chánh Kiến 2, thầy Trần Việt Quân cũng chia sẻ 3 nhân tố này như sau: "Chánh tinh tấn là nỗ lực một cách bền bỉ, dũng cảm để ngăn những điều ác và làm những điều thiện từ trong tâm. Để duy trì được chánh tinh tấn thì phải quay vào bên trong để chánh niệm và chánh định để luyện tâm, để lôi hết tâm vi tế bên trong để thấy cái nào xấu ác thì đem bỏ, những điều thiện thì giữ lại phát huy. Ngược lại nếu có tinh tấn giúp chống lưng cho tâm quan sát là chánh niệm, Đó là âm thầm quan sát mọi sự vật, hiện tượng xảy ra bản thân mình (Thân-Thọ-Tâm-Pháp). Ngồi tập trung làm việc gì đó một cách nhất tâm tại một điểm (tập trung đầu mũi, bụng phồng xẹp) thì là chánh định. Nhờ có chánh tinh tấn mà chúng ta mới nỗ lực để ngồi im định trong một khoảng thời gian". Cả 3 nhân tố này phối hợp, hỗ trợ qua lại với nhau, tổng hoà thành yếu tố Nghị lực. Nếu thiếu một yếu tố thì sức bền của nội tâm cũng không mạnh mẽ. >>> Đọc thêm: Bát chánh đạo 4. Phương pháp rèn Nghị lực Như phân tích ở trên, để rèn Nghị lực trong đời sống cũng như trong việc tu tập không phải là chuyện dễ dàng. Nghị lực chỉ tăng trưởng trong môi trường có nhiều thử thách. Điều kiện khó khăn mới giúp con người khai phá hết tài năng, trí tuệ và sức chịu đựng của mình. Cho nên phương pháp để rèn Nghị lực hiệu quả nhất là tạo ra môi trường khổ đế, giảm các điều kiện sung sướng, thuận lợi. Công thức chung để tăng trưởng Nghị lực như sau: Nâng dần độ khó: A=A+1 Áp suất: A=A+10 Bất cứ đối tượng nào, trong tình huống nào, bạn đều có thể áp dụng công thức như ở trên. Dưới đây xin chia sẻ một số phương pháp rèn nghị lực, bạn đọc chỉ nên tham khảo, sau đó tự linh hoạt lên lộ trình rèn nghị lực phù hợp với bản thân và cho người thân của mình. 4.1 Rèn nghị lực trên thân Bước đầu tiên là rèn nghị lực trên thân, đó là thể lực. Rèn thân là việc dễ làm nhất mà ai cũng có thể bắt đầu được. Thân khỏe sẽ giúp bạn tiến sâu hơn vào rèn tâm ở những bước sau. Nếu bạn là những người ưa thích mạo hiểm và muốn rèn luyện nhẫn nại và tinh thần kỷ luật thép thì các lớp tập võ, các trò chơi quân đội Westpoint là điều không thể bỏ qua. Bạn có thể chọn các môn võ như Aikido, Vovinam, Vịnh Xuân Quyền,... Nếu bạn là người ưa thích trải nghiệm, bạn có thể tham gia nhiều hoạt động và trải nghiệm mới để tăng khả năng linh hoạt, thích ứng cho cơ thể và tâm lý của bạn: đạp xe 100km, đi bộ và cắm trại qua đêm, đi phượt không đem theo tiền,... Rèn thân cũng là tập cách sống đơn giản, biết đủ. Sống đơn giản đòi hỏi bạn phải bỏ bớt những món đồ không quan trọng để không gian sống của bạn gọn gàng hơn, giảm bớt tiêu dùng. Nhờ đó, bạn tập trung thời gian cho những việc quan trọng hơn. Thời gian là vô giá, nếu sống đơn giản bạn sẽ có đủ năng lượng để nuôi dưỡng tâm hồn mình. Lúc ấy bạn sẽ có đủ không gian trong tâm trí để tư duy những việc ý nghĩa hơn. 4.2 Rèn nghị lực trong tâm Khi bạn có sức khoẻ, thể lực bền bỉ thì việc luyện tâm sẽ hiệu quả hơn. Bạn sẽ đủ dũng cảm để thử sức mình với một số phương pháp như sau: Chọn việc khó để vượt qua: Những công việc quen làm, thích làm và dễ làm sẽ khiến bạn trở nên ù lì, lười vận động và lão hóa não sớm. Hãy đặt mình vào những công việc khó mới. Nếu bạn quen làm việc sáng tạo, hãy thử làm việc có hệ thống; nếu bạn thích làm việc văn phòng, hãy thử vào bếp nội trợ; nếu bạn đã quen thiết kế, hãy thử viết và hát xem sao? Nâng dần độ khó: A=A+1. Dám làm việc khó và nâng dần độ khó từng cấp độ theo thời gian là cách giúp chúng ta khám phá tiềm năng bên trong của mình một cách không áp lực. Chỉ cần cố gắng tốt hơn 1% mỗi ngày thì sau 1 năm bạn đã tốt hơn chính mình 38 lần. Đọc sách mỗi ngày, thiền hành 20 phút mỗi tối, viết lách 10 phút mỗi sáng, đi bộ mỗi buổi chiều,.. Chỉ sau 1 năm, bạn sẽ ngạc nhiên vì sự “lột xác” ngoạn mục của chính mình đấy. Cho vào “lò áp suất”: Hãy lựa chọn ra một vấn đề bạn muốn giải quyết, một kỹ năng bạn muốn rèn luyện - là những điều bạn hay hứa hẹn sẽ làm nhưng chưa làm. Bạn đã nỗ lực tốt hơn 1% mỗi ngày, bạn đã có thói quen tăng nghị lực mỗi ngày. Vậy hãy chọn một khoảng thời gian nào đó cho mình vượt ra khỏi vùng an toàn nhanh hơn bằng cách áp suất. Hãy mạnh dạn dành một khoảng thời gian cố định, liên tục chỉ tập trung vào một việc đó để hoàn thành dứt điểm những điều này. Chánh niệm (Mindfulness) giúp rèn luyện sự điềm tĩnh, an nhiên trước 8 ngọn gió đời: thành công - thất bại, khen - chê, sướng - khổ, vinh - nhục, được - mất, ta cần thực hành chánh niệm. Chúng ta có thể bắt đầu bằng những bài tập đơn giản như theo dõi hơi thở; tập trung tâm ý vào những hoạt động hàng ngày khi đi, đứng, nằm, ngồi; nghe chuông chánh niệm… Kiên trì thực hiện một thời gian dài, tự nhiên, năng lực quan sát tâm của chúng ta sẽ được phát triển. 5. Rèn Nghị lực bằng việc đọc sách Đây là câu chuyện được sưu tầm trên trang Quora, lời chia sẻ của Theo Abhimanyu Sood (Quora) về việc thực hành rèn Nghị lực cho mình, trong việc đọc sách. Mời bạn tham khảo. “LÀM SAO ĐỂ ĐỌC ĐƯỢC NHỮNG CUỐN SÁCH KHÓ VÀ NGOÀI TẦM? Tôi sẽ chỉ cho bạn một bí thuật mà tôi đã luyện được lúc còn nhỏ, khi phải ở một mình trong phòng với cuốn Kiêu hãnh và Định kiến cũ - một cuốn dày với đứa trẻ 12 tuổi khi đó. Nó đã giúp tôi không chỉ đọc xong hàng trăm cuốn sách khó nhằn mà còn giúp rèn thói quen đọc sách chăm chỉ kể từ đó. Đây là những gì bạn cần làm nếu theo cách của tôi. Hãy chọn bất cứ cuốn sách nào bạn muốn đọc nhưng khó hợp - và đọc 1 trang ngay hôm nay. Một trang thôi. Đó là tất cả những gì bạn phải làm. Nghe có vẻ không có gì khó khăn nhỉ? Và tiếp tục, ngày mai hãy lấy cuốn sách ấy ra và đọc thêm 1 trang nữa. Vẫn là chỉ một trang thôi. Và đây là điều quan trọng - bạn không được đọc thêm, cho dù bạn muốn làm điều đó đến mức nào, bạn cũng phải chống lại cám dỗ đó. Bằng bất cứ giá nào. Trong 5 ngày tiếp theo hãy làm điều tương tự. Đọc 1 trang và chỉ 1 trang mỗi ngày. Vậy là qua tuần đầu, bạn đã đọc được 7 trang. Nghe có vẻ không phải thành tựu gì đáng kể lắm? Nhưng bạn biết không, từng bước nhỏ sẽ làm nên một hành trình dài. Trong tuần thứ hai, hãy đọc hai trang mỗi ngày. 2 trang - thế thôi - và bạn không được đọc thêm, cho dù câu chuyện bắt đầu thú vị hấp dẫn bạn đến đâu. Sang tuần thứ 3, bạn nâng cấp mức độ lên, mỗi ngày 3 trang. Bạn đã hiểu cách của tôi rồi chứ? Mỗi tuần mới, bạn hãy tăng mục tiêu đọc hàng ngày lên 1 trang. Và nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen này thì đến tuần thứ 52, bạn sẽ đọc được 52 trang sách/mỗi ngày. Nghe có vẻ nhiều đấy, nhưng để có được thói quen đó, bạn đã rèn luyện suốt 1 năm. Chúng ta thử làm nhẩm tính: Tuần đầu tiên - 7 x 1 trang Tuần thứ hai - 7 x 2 trang … Tuần thứ 52 - 7 x 52 trang Tổng cộng bạn đọc được 9646 trang. Với trung bình mỗi cuốn sách 300 trang, bạn đã đọc 32 cuốn sách trong 1 năm. Nhiều hơn hầu hết số sách mà một người đọc trong đời họ. Ngoài ra, bạn cũng đã tạo được thói quen đọc sách suốt đời. Không quá khó để bắt đầu đọc chỉ với 1 trang sách nhỉ?”. Lời cuối cùng muốn gửi đến độc giả. Rèn Nghị lực là một chi phần quan trọng trong 3 Gốc. Nó không phải là một kỹ năng có thể học được trong thời gian ngắn, nó là phẩm chất mà phải dành cả cuộc đời để rèn luyện. Đây là chặng hành trình dài đầy thử thách nhưng xứng đáng để theo đuổi. Cùng với Nghị lực, chúng ta cũng đừng quên rèn Đạo Đức và Trí Tuệ nhé. Đây là 3 nhân tố quan trọng giúp làm mạnh mẽ nội tâm từ sâu bên trong. Nếu bài viết này mang lại nhiều giá trị, hãy bình luận cảm nhận bên dưới, hãy chia sẻ để nhiều người nhận được giá trị nhé! *** Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang Học Tập 3 Gốc Biên tập: Nhàn Lý, Liên Thanh Hình ảnh: Ý Nhi Nguồn tham khảo: -Khóa học Dạy Con 3 Gốc -Khóa học Chánh Kiến 2 -TS.Paul Stoltz. AQ, Chỉ Số Vượt Khó – Biến khó khăn thành cơ hội. NXB Công Thương -Thích Nhất Hạnh và Thích Huyền Quang. Đạo Phật áp dụng vào đời sống hằng ngày. NXB Hồng Đức -Phương Thảo. Gen Z: Tỉ lệ rối loạn tâm lý stress, trầm cảm... ngày càng tăng. Báo Dân Trí 11/2021 -Khánh Ngọc (Theo Straitstimes). Thế hệ mất mát ở Châu Á. Báo VNExpress 02/2021 >>>Xem thêm “Hành trình chuyển hoá - Anh Tuấn Đặng”
- Trí Tuệ là gì? Có Trí Tuệ bạn sẽ là ánh sáng của chính cuộc đời mình
MỤC LỤC: 1. Trí Tuệ là gì? 1.1 Trí Tuệ dưới góc nhìn Bát chánh đạo 1.2 Trí Tuệ dưới góc nhìn thầy Trần Việt Quân 2. Phương pháp rèn luyện Trí Tuệ 2.1 Rèn tư duy Nhân Quả 2.2 Tiến trình Văn Tư Tu (Học - Hiểu - Hành) 2.3 Mindfulness - tỉnh thức *** Chào bạn, trong một bài viết trước về chủ đề 3 Gốc là gì, bạn đã được hiểu một cách tổng quan về 3 Gốc gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Đạo đức là tình yêu thương giúp cuộc đời thêm đẹp, Nghị Lực là ý chí hành động và Trí tuệ là ánh sáng để dẫn đường. Bài viết này, 3goc.vn sẽ đào sâu vào yếu tố Trí Tuệ để bạn hiểu rõ tại sao gọi Trí Tuệ là ánh sáng dẫn đường trong cuộc sống. Sau đó, bài viết sẽ giới thiệu các phương pháp hiệu quả giúp rèn luyện Trí Tuệ. Nào cùng đọc nhé! Trí tuệ là gì? Trí Tuệ có thể được hiểu một cách đơn giản là sự hiểu biết đúng đắn về chính mình, về con người, về cuộc sống mà không bị che lấp bởi si mê, tà kiến (những suy nghĩ lệch lạc, không đúng sự thật). Để làm rõ hiểu biết đúng đắn cụ thể là gì, chúng ta cùng mổ xẻ yếu tố Trí Tuệ theo 2 góc nhìn: Dựa trên kinh điển (Bát chánh đạo) và dựa theo đúc kết lời giảng của Thầy Trần Việt Quân. Định nghĩa 3 Gốc là do thầy Trần Việt Quân đúc kết, chuyển ngữ từ Bát Chánh Đạo trong nhà Phật. Cho nên phân tích 2 trên góc nhìn này, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn, khách quan. Trí Tuệ dưới góc nhìn Bát chánh đạo Trong Bát Chánh Đạo, có thể xem Trí Tuệ thuộc chi phần Tuệ. Tuệ được phát sinh từ sự hiểu biết khi ta trải nghiệm thông qua Văn - Tư - Tu (Học-Hiểu-Hành). Tuệ giúp ta có khả năng tỉnh táo trong suy nghĩ và hành động, giúp cho mọi quyết định và hành động đều đúng đắn, có trí tuệ nhận biết sự việc nào đúng, sự việc nào sai, sự việc nào thiện, sự việc nào ác. Chính nhờ vào Trí Tuệ, con người mới có khả năng phán đoán, suy xét về những việc mình làm, chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình. Có Trí Tuệ sẽ giúp ta có những hiểu biết đúng đắn xua tan phiền não. Tuệ bao gồm: chánh kiến và chánh tư duy. Chánh kiến là thấy đúng, nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý dựa trên hiểu biết, nhận thức đúng đắn, cách nhìn, quan điểm đúng đắn, hiểu biết sự thật đúng như thật, chứ không phải tưởng như thật. Chánh kiến còn là sự hiểu biết và nhận thức qua quá trình kinh nghiệm thực tế. Có nghĩa là trải nghiệm để thấu rõ các vấn đề mà không dựa trên sự phán đoán hạn hẹp của suy nghĩ. Chánh tư duy là nghĩ đúng, và nghĩ đúng ở đây có nghĩa là suy tư phù hợp với đạo lý duyên khởi, là tìm ra giải pháp theo chiều hướng thiện lành cho những vấn đề nhận ra sau khi chánh kiến. >>>Đọc thêm: Bát Chánh Đạo Trí Tuệ dưới góc nhìn thầy Trần Việt Quân Trong lớp Chánh Kiến, thầy Quân có chia sẻ rất rõ Trí Tuệ ở 3 khía cạnh. Đầu tiên, Trí Tuệ là hiểu rõ Nhân Quả với 3 câu hỏi: Cái gì (tâm gì) vận hành ngầm dưới điều này? Cốt lõi là gì (nguyên nhân chính)? Điều này lặp lại thì sẽ xảy ra điều gì trong tương lai? Thứ hai, Trí Tuệ là biết rõ cái gì nên theo, nên bỏ: đúng sai, thiện ác, nên hay không… Thứ ba, Trí Tuệ là tư duy đúng giải pháp phù hợp với thực tế: gieo đúng nhân để gặt đúng quả, hoặc gieo điều đúng đắn hướng thiện. Từ phân tích Trí Tuệ theo Bát Chánh Đạo và đúc kết của Thầy Trần Việt Quân, ta thấy rõ được Trí Tuệ ở góc nhìn đa chiều hơn, nhưng cũng sẽ thấy Trí Tuệ ở những điểm chung cốt lõi phải không nào. Cùng CHUNG TAY đóng góp trí lực và vật lực để giúp 3goc.vn sản xuất thêm nhiều nội dung hay trong thời gian tới, bạn nhé! Phương pháp rèn luyện Trí Tuệ Để rèn luyện được Trí Tuệ, chúng ta sẽ có 3 phương pháp cốt lõi. Chỉ cần bạn thực hành được 2 điều này thì bất cứ vấn đề thuộc tình huống nào, bạn cũng sẽ có cái thấy đúng (chánh kiến) và nghĩ giải pháp đúng (chánh tư duy) Rèn tư duy Nhân Quả Để có được cái thấy đúng đắn (Chánh Kiến) chúng ta sẽ tập nhìn sâu vào Nhân Quả. Bởi quy luật Nhân Quả là quy luật tự nhiên luôn đúng, nó không phụ thuộc vào tôn giáo, trường pháp hay quan điểm truyền thống nào. Điều này có nghĩa là mọi thứ diễn ra không phụ thuộc vào sự cưỡng cầu hay tác động của một “thế lực" nào bên ngoài hết. Nhân quả là quy luật của vũ trụ và được thể hiện chi tiết qua công thức: NHÂN + DUYÊN = QUẢ Trong đó: NHÂN là yếu tố bên trong, bao gồm những suy nghĩ, hành vì thái độ, thói quen... từ chính mình tạo ra, có thể cố ý hay vô ý, nhận biết được hay không nhận biết được. DUYÊN là yếu tố bên ngoài (ngoại cảnh), thường chúng ta khó kiểm soát được. QUẢ là kết quả nhận được tương ứng với nhân đã gieo (Gồm quả gần - quả xa, thậm chí là quả ở kiếp này sang kiếp khác). Bạn sẽ luyện tập bằng cách đứng trước một sự việc/sự vật/hiện tượng, chúng ta sẽ tập tư duy sâu với 3 câu hỏi đã được giới thiệu ở trên: Cái gì (tâm gì) vận hành ngầm dưới điều này? Cốt lõi là gì (nguyên nhân chính)? Điều này lặp lại thì sẽ xảy ra điều gì trong tương lai? >>>Đọc thêm: Tư duy nhân quả Tiến trình Văn Tư Tu (Học - Hiểu - Hành) Chúng ta sẽ chia nhỏ tiến trình Văn Tư Tu để phân tích. Tiến trình Văn Tư (Học - Hiểu) đòi hỏi bạn phải học cách Quan sát - Phân Tích - Đúc kết. Có nghĩa là bạn sẽ quan sát để tiếp nhận kiến thức đa chiều từ nhiều nguồn thông tin uy tín, đúng đắn. Sau đó, bạn sắp xếp, phân tích (loại bỏ, giữ lại, kết nối) thông tin. Khi tiến trình này đủ lâu và sâu, bạn sẽ liên kết và hệ thống hoá thông tin để trở thành thông tin được đúc kết. Tiến trình Văn - Tư có thể hiểu đơn giản như một chiếc phễu, từ nhiều nguồn thông tin thô bên ngoài, bạn lọc dần, kết nối trở thành những thông tin cốt lõi, có giá trị cao. Để rồi từ đó, bạn đưa nó vào quá trình thực hành, đó là giai đoạn Tu (Hành). Giai đoạn Tu (Hành) chiếm hết 70% quyết định hiệu quả của tiến trình rèn luyện. Bởi chỉ khi thực hành bạn mới có thể thực chứng được những thông tin bên ngoài là đúng hay sai, chỉ khi ấy bạn chuyển hoá được trí tuệ bên trong của mình. >>>Đọc thêm: Kỹ năng tự học Mindfulness - tỉnh thức Để có thể rèn luyện được tư duy Nhân Quả, hay đi hết tiến trình Văn - Tư - Tu; chúng ta cần có năng lực quay vào bên trong nội để quan sát tiến trình tâm đang diễn biến. Ở mỗi bước chúng ta học hỏi, suy ngẫm và thực hành, sẽ luôn diễn ra các phản ứng xuất hiện trên các giác quan nơi cơ thể, hoặc các phản ứng trong tâm. Nó diễn ra rất vi tế, chỉ khi bạn thực hành trọn vẹn với chính mình trong từng khoảnh khắc thì khi ấy bạn mới nhận ra tiến trình rèn luyện của mình xuất hiện những thông điệp, ý nghĩa nào. Bởi rèn luyện Trí Tuệ không có một công thức chung nào cho tất cả mọi người, mà nó phải xuất phát từ việc tâm trí đang tĩnh lặng, rõ ràng. Khi ấy mọi thứ mới thông suốt với nhau và bạn sẽ nhìn rõ được Nhân Quả đang vận hành, từ đó bạn tập Quan sát-Phân tích-Đúc kết đủ lâu và đủ sâu. Vậy là chúng ta đã cùng đào sâu vào yếu tố Trí Tuệ trong 3 Gốc, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ định nghĩa cũng như phương pháp rèn luyện Trí Tuệ. Tuy nhiên, Trí Tuệ là một chi phần quan trọng nhưng không thể tách rời với Đạo Đức, và Nghị Lực. Cả 3 yếu tố này cần phải được rèn luyện song hành, thì tam giác cân 3 Gốc mới không bị thiên lệch méo mó. 3goc.vn mong là bạn nhận được nhiều giá trị từ bài viết, bạn cùng bình luận bên dưới cảm nhận của mình nhé! *** Nội dung: Khánh Vi Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Nguồn tham khảo: -Trang Youtube Trần Việt Quân -Khóa học Đánh thức ý nghĩa cuộc đời (Chánh Kiến 1) -Khoá học Kiến tạo con đường hạnh phúc (Chánh Kiến 2) -Khóa học Chánh Kiến 3H (Học - Hiểu -Hành) -Narada Maha Thera. Đức Phật và Phật Pháp. NXB Tổng hợp TP HCM
- 3 Gốc là gì? Tại sao 3 Gốc là "chìa khoá" cho mọi vấn đề trong đời sống?
Chào bạn đã đến! Bạn chắc đã và đang là học viên tại BKE phải không? Vậy là bạn đã biết qua về giá trị 3 Gốc. Hoặc bạn là người mới - người chưa từng học tại BKE, nhưng vì một lí do nào đó biết đến cụm từ 3 Gốc. Có ai đó nói với bạn, 3 Gốc chính là chìa khoá để mở ra cánh cửa cho cuộc sống mới, là niềm tin vững chắc để giúp mỗi người tìm thấy hạnh phúc bền vững trên cuộc đời này. Thật vậy, nhiều nhân duyên thiện lành đã đến với cộng đồng GNH, các lớp học tại BKE nói chung, và tại 3goc.vn, tại bài viết này nói riêng. Nhiều con người đã được chuyển hoá bước sang một trang cuộc đời mới. Bạn đến với chúng tôi trên con đường học Đạo, cùng nắm tay nhau, cùng tiến bước đưa tâm thức phát triển lên nhiều bậc. Bạn cùng học hỏi, cùng bàn luận, cùng thực hành tinh tấn từng bước để mỗi người vượt thoát khỏi những giới hạn bản thân. Một dòng tìm kiếm “3 gốc là gì?” trên ô search Google, hay một lần bạn cho mình cơ hội bấm vào đường link bài viết này khi ai đó chia sẻ, là một lần bạn gieo nhân tốt để tìm về 3 Gốc. Nhân lành tạo ra quả tốt. Hy vọng sau bài viết, bên trong bạn sẽ ươm mầm hạt giống để chờ đón một mùa thu hoạch bội thu. Bài viết tựa như một quyển E-book nhỏ với góc nhìn đa chiều sẽ mang đến nhiều kiến thức thú vị. Sẵn sàng chúng ta cùng đi thôi nhé! Cùng CHUNG TAY đóng góp trí lực và vật lực để giúp 3goc.vn sản xuất thêm nhiều nội dung hay trong thời gian tới, bạn nhé! MỤC LỤC 1. Bạn biết 3 Gốc là gì chưa? 2. Tại sao phải vun bồi 3 Gốc? 3. 3 Gốc gồm Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị lực 4. Hình thành cây nhân cách 3 Gốc 5. Bộ 3 Gốc rễ phải luôn song hành cùng nhau 6. Nơi nào hội tụ 3 Gốc nơi đó có con người tinh hoa 7. Môi trường phát triển 3 Gốc rễ 8. 3 Gốc là lõi để phân tích mọi vấn đề *** 1. Bạn biết 3 Gốc là gì chưa? 3 Gốc là viết tắt của cụm từ 3 Gốc Rễ, bao gồm Đạo Đức - Nghị Lực - Trí Tuệ. Đây là khái niệm được thầy Trần Việt Quân đưa ra khi thành lập trường Pathway Tuệ Đức vào những ngày đầu tiên. Bản thân thầy cũng không phải là người sáng tạo ra 3 Gốc. 3 Gốc được thầy rút ra từ Giới - Định - Tuệ ( hay 8 chi Bát Chánh Đạo), đây là nếp sống hướng thượng của người tu Phật, ứng dụng thành Đạo đức - Trí Tuệ - Nghị lực để trở thành phương tiện thực hành trong đời sống của tất cả mọi người. >> Đọc thêm bài viết: Bánh Chánh Đạo Bởi vì thầy biết Bát Chánh Đạo là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề trong đời sống. Nên thầy quan niệm, đã gieo nhân thì phải tập trung vào những mầm xanh - những đứa trẻ vừa mới được sinh ra. Nếu kiên trì gieo 3 Gốc càng sớm càng tốt thì 10, 20 năm nữa Việt Nam ta sẽ có một lớp thế hệ trẻ biết sống cống hiến và đầy tử tế. Nếu ví cuộc sống con người như đời sống phát triển của cây, thì để cây sống khỏe mạnh, ra cành lá, trái quả tốt tươi, cây cần bộ rễ vững chắc nằm sâu bên dưới. Tương tự, con người muốn sống mạnh mẽ, vững chắc cũng cần bộ rễ của hệ giá trị cốt lõi nằm trong tâm, có thể xem như nhân cách cốt lõi. Đó là Đạo Đức - Trí Tuệ Nghị Lực. Những điều này không thể thấy bằng mắt thường, mà phải dùng sự hiểu biết sâu sắc để cảm nhận. Cho nên ta phải gieo nhân 3 Gốc càng sớm càng tốt, gieo vào những hạt xanh chuẩn bị nảy mầm. Ngoài ra, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con người rất dễ bị chông chênh, lạc lối giữa muôn vàn tiêu chuẩn phức tạp thay đổi, nảy sinh ra mỗi ngày thì nền tảng giáo lý 3 Gốc mà Đức Phật để lại vô cùng đơn giản và bất biến. Vậy ngay lúc này hãy nhận thức tầm quan trọng của 3 Gốc để bắt đầu vun bồi bản thân ở tầng sâu bên trong. Để rồi Đạo Đức giúp tình yêu thương gắn kết, Nghị Lực giúp vượt qua khó khổ và Trí Tuệ là ngọn đuốc sáng dẫn đường giúp soi sáng tâm thức. 2. Tại sao phải vun bồi 3 Gốc? Câu hỏi “Tại Sao” rất hay, nó là câu hỏi quan trọng cần được trả lời trước khi tìm hiểu sâu về bất cứ chủ đề nào. Đối với việc vun bồi 3 Gốc cũng vậy, bạn cần biết lý do tại sao mình cần phải có nó, như vậy quá trình luyện tập của bạn sẽ đạt được nhiều kết quả hơn. Dưới đây, bài viết tạm đưa ra 3 lý do để bạn tham khảo. Thứ nhất, 3 Gốc là hệ giá trị cốt lõi giúp hình thành nên nhân cách con người. Giáo dục trước hết phải hình thành được nhân cách cốt lõi cho trẻ em như: tình yêu thương, trung thực, hiếu thảo…Bậc cha mẹ đều biết từ 1 đến 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để giáo dục nhân cách con người cho con. Lúc này con như thân cây mềm rất dễ uốn nắn, con dễ tiếp nhận hệ giá trị 3 Gốc hơn những người lớn. Nếu từ nhỏ con đã được gieo những hạt giống tốt vào tâm thức, thì chắc chắn khi trưởng thành con có sẵn nền tảng để tự mình sống cuộc đời tử tế. Điều cốt lõi mà được xây dựng ngay từ đầu thì thân cây, cành lá, trái quả sẽ theo đó tự động được phát triển. Chúng ta chỉ cần tập trung phần quan trọng nhất, mọi thứ còn lại sẽ theo đó mà thay đổi. Còn nếu bạn đang là người lớn, người yêu thích việc phát triển bản thân thì việc có được hệ giá trị 3 Gốc sẽ giúp bạn phát triển sâu hơn, thay vì chỉ học những kỹ năng riêng lẻ như hiện nay trên thị trường đang đào tạo. Nói ở đây không phải là phủ nhận hiệu quả của kỹ năng, mà để bạn hiểu kỹ năng có thể giúp bạn giải quyết một vài vấn đề, còn hệ giá trị cốt lõi sẽ giúp bạn đi qua hầu hết mọi vấn đề. Bởi vì hệ giá trị lõi giúp xây dựng nội lực từ bên trong, người đã có sức mạnh bên trong thì hầu hết mọi vấn đề trong cuộc sống đều có thể dễ dàng vượt qua. Thứ hai, nhờ có 3 Gốc bạn nhìn thấy được sự thật. Trong cuộc sống bạn thường thắc mắc tại sao cùng là con người nhưng có người thì được sung sướng, có người thì lại khổ sở, có người luôn gặp may mắn, nhưng có người thất bại liên tục. Khi nhìn thấy được một bức tranh tổng quan các quy luật đang vận hành, bạn mới thấy được việc sướng, khổ, thành công, thất bại chỉ là quả đang biểu hiện trên bề mặt. Nếu nhìn vào những lớp sâu bên dưới cuộc sống của một con người từ: nhân cách, nhận thức, thói quen… bạn sẽ biết được vì sao mỗi người lại đạt được những kết quả khác nhau. Giống như khi bạn ăn trái cây, nếu nhìn được cả một quá trình chăm sóc, bạn sẽ biết lí do vì sao có quả thì ngọt, có quả thì sâu hại, còi cọc. Bạn sẽ thấy được nhiều yếu tố từ công chăm sóc, quá trình phát triển, các điều kiện nhân duyên của đất trời (mưa, nắng, gió, đất…) hội tụ lại. Bạn sẽ nhận ra khi quả tốt thì nhân thường sẽ hội tụ 3 Gốc, nếu quả xấu thì thường hội tụ 3 Độc. Thứ ba, nhờ có 3 Gốc bạn đủ nội lực vượt thoát cái khổ. “Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều mà nguy hiểm lại càng nhiều hơn” - Đức Phật Lời dạy của Đức Phật để nói lên sống ở đời cái khổ là điều không ai có thể tránh khỏi. Con người từ khi sinh ra đã phải cất tiếng khóc để sinh tồn, bị quay cuồng bởi cái khổ của mưu sinh, của bệnh tật, của tâm lý, của nỗi sợ…, để rồi cái khổ cuối cùng là nhắm mắt xuôi tay. Khổ là một sự thật mà không ai có thể tránh né. Thay vì tránh khổ, né khổ, bạn cần đối diện với khổ bằng cách phòng hộ tâm, rèn luyện để tâm vững chãi trước mọi sự đổi thay. Để làm được việc đó thì 3 Gốc chính là giải pháp. 3 Gốc như ngọn đèn soi sáng từ bên trong để giúp bạn nhìn đường trong đêm tối, trong vũng lầy của tham-sân-si. Để những khi chông chênh, lạc lối trong cuộc sống, bạn nhìn thấy được kim chỉ nam cuộc đời mình. Bạn biết mình cần đi đâu, về đâu. Bạn biết mình cần hướng tới điều gì, đánh đổi điều gì, và chấp nhận điều gì. Cho nên, bạn nhìn cuộc sống này một cách chân thực, không bị mơ hồ, ảo giác. Do đó, khi hiểu sâu sắc tầm quan trọng của 3 Gốc, bạn sẽ có động lực để bắt đầu tiến sâu hơn vào từng khía cạnh, để rồi lên cho mình lộ trình học tập, suy ngẫm và rèn luyện một cách mạnh mẽ hơn. 3. 3 Gốc: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị lực 3 Gốc là chiếc kiềng 3 chân với 3 phẩm chất kết hợp lại với nhau vô cùng vững chãi, không thể tách rời, đó là Đạo Đức, Trí Tuệ, Nghị lực. Cụm 3 Gốc này thường gọi tên như vậy, nhưng tiến trình rèn luyện sẽ khác đi chút. Nó sẽ đi theo con đường Bát Chánh Đạo gồm các bước như sau: -Nuôi dưỡng Đạo Đức để thanh lọc tâm lý -Tâm ý được thanh lọc sinh ra Nghị Lực -Có Nghị Lực thì Trí Tuệ sinh khởi Bạn cùng đọc phần bên dưới mô tả chi tiết hơn từng yếu tố. 3.1 Đạo đức là gì? Đạo Đức là tình yêu thương làm cho cuộc đời thêm đẹp. Đạo Đức có nhiều định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào văn hóa, tôn giáo, lịch sử và các giá trị. Tuy nhiên, để hiểu đạo đức một cách đơn giản trong đời sống, bạn có thể hiểu như sau. Đạo Đức là cách sống luôn hướng về điều tốt. Để biết đâu là điều tốt thì trước một sự việc diễn ra bạn hãy tự hỏi mình “Nếu làm việc này thì có mang lại lợi ích cho mình, cho mọi người và cho thiên nhiên muôn loài không?”. Nếu có bạn hãy luyện tập cho mình 4 điều như sau: Học điều tốt, Hiểu điều tốt, Nói điều tốt và Làm điều tốt. Đầu tiên, 3 việc cần làm đó là nhận thức được những điều tốt, suy ngẫm về nó liên tục để rồi tự bản thân quán chiếu thực tập lời nói chân chính. Đó là nói những lời trung thực, hòa ái, mang tính xây dựng, bồi đắp yêu thương và hiểu biết. Không nói dối, nói thêu dệt hay nói hai lưỡi, nói để mưu cầu danh lợi. Không nói lời gây chia rẽ, oán hận, không lan truyền hay lên án những điều mà mình chưa biết rõ. Phải có can đảm nói ra sự thật về những điều bất công và dùng lời nói tích cực của mình để giúp hòa giải. Có những người quan niệm rằng tâm tốt là được, lời nói không quan trọng, họ gọi là “khẩu xà tâm Phật”. Có thể họ không có ý làm hại ai, nhưng thực sự bên trong họ đang có nhiều vấn đề chưa được chuyển hóa nên cái miệng mới nói ra những lời ác. Nếu vẫn giữ thói quen ác khẩu thì vẫn gây ra những đổ vỡ, đau khổ, bực tức và hận thù. Lời nói cũng có thể làm cho người khác thêm mặc cảm, mất hết ý chí, thậm chí dẫn đến tự tử. Cho nên, thực tập lời nói chân chính rất quan trọng. Để làm tốt điều này thì hạnh lắng nghe luôn phải song hành, bởi khi lắng nghe người khác ta mới hiểu họ và từ đó mới biết lời nào đúng đắn nên nói ra. Sau đó, khi đã có lời nói chân chính bạn thực tập hành động chân chính. Người có Đạo Đức là người biết rõ đúng - sai, thiện – ác. Mỗi hành vi, việc làm luôn trung thực, đúng với lẽ phải, phù hợp với nhân quả và có lợi ích cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống, nghề nghiệp chiếm một phần quan trọng đối với tất cả chúng ta, bởi nó chi phối phần lớn hành động. Chọn được nghề nghiệp lương thiện, giúp bạn sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên đau khổ của người khác. Nghề nghiệp tạo ra của cải sử dụng cho bản thân, gia đình ta và giúp đỡ những người khác. Khi luyện tập cho mình 4 hành động trên một cách nhuần nhuyễn, bên trong bạn sẽ được chuyển hoá lên một cấp độ cao hơn, đó là tính vị tha lớn hơn vị kỷ. Người có nền tảng tu tập biết nhìn vào sự tham lam, ích kỷ của mình để sửa mình và tập cho đi, tập suy nghĩ cho người khác để tính vị tha của mình ngày một thêm lớn. Để tính vị tha được tăng trưởng, chúng ta sẽ học, hiểu và thực hành Tứ vô lượng tâm, đó là Từ Bi Hỷ Xả. Đây là tiến trình rèn luyện cả đời để tâm từ trong mỗi chúng ta được tăng trưởng. Khi những hạt mầm Đạo Đức trong mỗi người được khởi sinh, chúng ta sẽ biết lý do tại sao mình phải làm điều này mà không làm điều kia. Cho nên khi khó khăn đến, chúng ta vẫn sẽ quyết tâm làm điều tốt dù có bao nhiêu trở ngại. Lúc này cần đến yếu tố thứ 2 đó là Nghị Lực. >>>Đọc thêm bài viết: Đạo Đức là gì? 3.2 Nghị Lực là gì? Nghị Lực giúp chúng ta đi suốt đoạn đường mà không sợ hãi, bỏ cuộc. Nghị Lực là bước đệm tiếp theo của Đạo Đức.Ý chí Nghị Lực của con người không phải tự nhiên sinh ra, mà nó được rèn luyện từ những gian khổ trong cuộc sống. Bởi vì khó khăn là thức ăn vàng của Nghị Lực. Gốc rễ Nghị Lực gồm 3 thành tố là Dũng - Nhẫn - Tĩnh. Dũng là dám đối mặt với khó khổ, nỗi sợ. Nhẫn là tiếp tục nỗ lực và không bỏ cuộc giữa chừng dù trong hoàn cảnh gian khó, lâu dài. Và Tĩnh là luôn giữ vững tinh thần điềm tĩnh trước những cám dỗ của thành công và hưởng thụ, của thất bại và khổ đau. Muốn có Nghị Lực, mỗi người phải có ý thức tìm việc khó để làm, bởi chỉ có khó khăn mới giúp con người phát tiết hết tài năng, trí tuệ và sức chịu đựng của mình. Dám làm việc khó và nâng dần độ khó theo thời gian là cách giúp chúng ta khám phá tiềm năng bên trong. Song song đó việc tập cho mình thói quen kiên trì và nhẫn nại, toàn tâm toàn ý vào một việc và làm việc gì cũng làm đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng. Đối với những người may mắn sinh ra trong sung sướng, mọi việc thuận lợi thì ý chí nghị lực của họ không có cơ hội phát triển. Đến một lúc nào đó, khi khó khăn hay thất bại ập đến, họ thường dễ bỏ cuộc sớm hay sụp đổ nhanh chóng. Rèn luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi sự kiên trì như chạy bộ, bơi lội, leo núi, tập võ… không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn làm tăng khả năng chịu đựng áp lực, rất có lợi trong việc bồi dưỡng Nghị Lực. Tuy nhiên, rèn luyện thể lực là một phần của Nghị Lực, thể lực chỉ là bước đệm phát triển Nghị Lực thôi. Nhiều người dù khỏe, chạy tốt nhưng ra đời vẫn lười đọc sách, vẫn sợ hãi như thường. Nghị Lực được nhắc đến trong bài viết này nó có ý nghĩa sâu hơn đó là sức mạnh tinh thần để vượt qua khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Mạnh mẽ trong tâm là cốt lõi của Nghị Lực. Khi khả năng Định của mỗi người được tăng trưởng nhờ Nghị Lực, lúc này tự khắc sẽ sinh ra Tuệ. >> Đọc thêm bài viết: Nghị Lực 3.3 Trí tuệ là gì? Trí Tuệ là ánh sáng dẫn đường giúp mỗi người đi đúng hướng. Nhờ có Trí tuệ mà chúng ta không yêu thương mù quáng, không bất chấp nỗ lực vô thức làm những điều hại người, hại thiên nhiên. Trí Tuệ là một chi phần quan trọng nhất trong 3 Gốc. Trí Tuệ chính là người lãnh đạo tài ba giúp chúng ta nhận ra đâu là hạnh phúc đích thực, từ đó tu dưỡng bản thân để hướng đến một đời sống có đạo đức và an vui. Nhờ vào Trí Tuệ mà chúng ta có khả năng phán đoán, suy xét đúng đắn về những việc mình làm, về những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình mà không bị sa vào tà kiến hay mê tín. Người có Trí Tuệ chánh kiến các sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn mà không bị tập quán, thành kiến ngăn che hay làm sai lạc, bóp méo. Họ biết phân biệt cái nào giả, cái nào thật, điều xấu, điều tốt để có thái độ và hành vi đúng đắn trong cách cư xử với chính mình, với người, với xã hội, thiên nhiên và muôn loài. Người có Trí Tuệ hiểu sâu về quy luật nhân quả. Trước bất cứ một sự vật, hiện tượng nào, người có Trí Tuệ biết quan sát, phân tích và đúc kết cái gì vận hành ngầm dưới điều đó, cái gì là nguyên nhân cốt lõi và nếu điều này lặp lại thì điều gì sẽ xảy ra, từ đó, đưa ra giải pháp phù hợp với quy luật nhân quả. Người ta thường hay nhầm lẫn giữa thông minh và Trí Tuệ. Thực chất, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn về bản chất. Thông minh khiến ta thu nạp nhiều kiến thức, còn Trí Tuệ giúp ta thành người biết nhận thức đúng, hành vi đúng, vì người có Trí Tuệ trải qua tiến trình Văn – Tư – Tu kiên trì và sâu sắc. Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, đem về nhiều lợi ích cho mình. Người có Trí Tuệ biết nhường nhịn, nhận phần thiệt thòi về mình. Thông minh là năng lực bề cạn của con người, giúp đem lại tiền tài và quyền lực. Trong khi đó, Trí Tuệ là sự tiến hóa về chiều sâu tâm hồn, giúp đem lại niềm an vui và hạnh phúc. >>>Đọc thêm bài viết: Trí Tuệ là gì? 3 Gốc đi theo con đường Bát Chánh Đạo, trong đó "Đạo đức là tình yêu thương làm cho cuộc đời thêm đẹp, Trí Tuệ là ánh sáng dẫn đường giúp mỗi người đi đúng hướng, Nghị Lực giúp chúng ta đi suốt đoạn đường mà không sợ hãi, bỏ cuộc". 4. Hình thành cây nhân cách 3 Gốc Sau khi hiểu rõ từng yếu tố của 3 Gốc gồm: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị lực, chúng ta phần nào nhận ra vì sao 3 giá trị này chính là nền tảng bền vững để hình thành nên nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người. Nhìn vào hình ảnh tượng trưng đời sống con người như một cái cây, ta thấy được các nhân cách trên bề mặt như: hiếu thảo, trung thực, biết ơn, khiêm hạ…Đây là những đức tính mà hầu hết ai cũng muốn tu dưỡng cho mình. Tuy nhiên để vun bồi cho mình từng nhân cách riêng lẻ như vậy thì sẽ rất lâu. Thay vào đó, ta chỉ cần nắm chắc hệ giá trị 3 Gốc, rồi thì một cách tự nhiên các phẩm chất ở trên sẽ tự động được sinh trưởng. Nhìn vào hình ảnh cây tượng trưng này, có thể thấy 3 Gốc rễ là nhân, các phẩm chất ở trên là quả. Lấy một ví dụ về phẩm chất là hiếu thảo để mô tả chi tiết hơn về luận điểm này như sau: “Hiếu thảo là phẩm chất tốt đẹp của một người có Đạo Đức. Đó là cách ứng xử đúng đắn của con cái đối với cha mẹ mình. Khi một người yêu thương, giúp đỡ cha mẹ, đó là đứa con có hiếu. Tuy nhiên, nếu chỉ dạy con có hiếu với cha mẹ, thì khi con giúp đỡ người khác thường sẽ bị rầy la là bao đồng, con đi làm thiện nguyện thì lại cho rằng con làm những việc vô ích. Nếu cha mẹ tập trung dạy con sống có Đạo Đức, rằng con nên yêu thương, giúp đỡ bất cứ ai con gặp chứ không chỉ riêng cha mẹ. Khi đó con trở thành một người tốt bụng, rộng lượng, ai cũng quý mến, cuộc sống của con sẽ hạnh phúc hơn và tự khắc con trở thành một đứa con có hiếu. Bởi vì con yêu được rất nhiều người thì chắc chắn yêu được gia đình mình, con cống hiến được rất nhiều thì khi gia đình mình cần con vẫn cống hiến. Vậy, sống có Đạo Đức là nhân, có hiếu chỉ là quả. Để một đứa con có hiếu, cha mẹ không cần dạy con chữ hiếu, mà nên dạy con sống có Đạo Đức”. Tương tự với ví dụ như trên, bạn có thể lấy thêm các phẩm chất khác quy chiếu về bộ ba gốc rễ. 5. Bộ 3 Gốc rễ phải luôn song hành cùng nhau 3 Gốc gồm Đạo Đức - Nghị Lực - Trí Tuệ phải luôn song hành cùng nhau. Tuy ba mà một, tuy một mà ba. >>> Xem thêm Video: Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực, điều nào quan trọng nhất của một con người Nếu thiếu Đạo Đức một doanh nhân có thể thành đạt vì họ có sự thông minh, có nghị lực để theo đuổi đến cùng các ý tưởng, giải pháp đột phá. Tuy nhiên nếu thiếu gốc Đạo Đức thì sự thành công đó nếu có cũng chỉ là nhất thời, không lâu bền. Cuộc sống có lúc này, khi kia; lúc thành công, khi thất bại; lúc vui sướng, khi nóng giận. Một người sống ích kỷ, chỉ lo nghĩ cho riêng mình thường dễ rơi vào trầm cảm, bế tắc vì khi khó khăn đến sẽ không được ai giúp đỡ, tin cậy. Họ dễ rơi vào cảm xúc đau khổ, bực tức. Khi không có khả năng tha thứ, bao dung, và nhường nhịn người khác, họ dễ rơi vào cảm giác trống rỗng, chán chường khi thấy cuộc sống mình không ý nghĩa, trao giá trị cho mọi người. Nếu thiếu Nghị Lực một người chắc chắn cũng không nếm được vị ngọt thật sự của thành công dù trong tâm họ rất muốn trao đi giá trị cho cộng đồng và xã hội. Họ đủ sự thông minh, nhạy bén để vạch ra các kế hoạch chi tiết, chuyên nghiệp. Nhưng chỉ hào hứng được vài ngày thì nản lòng, bỏ cuộc, không thể nỗ lực theo đuổi đến cùng. Để rồi cuối cùng giải pháp đó, khát vọng đó chỉ nằm trên trang giấy như đống giấy vụn. Người thiếu Nghị Lực cũng khó giúp được người khác dù trong tâm đầy thiện chí nhưng lại không đủ can đảm và dũng khí để đối diện với những việc khó chưa từng làm. Họ không đủ kiên trì để làm đến khi có kết quả; và cũng không đủ sự điềm tĩnh để đối diện với khen - chê, thành công -thất bại. Cho nên sau những thị phi cuộc đời thì hoang mang, lung lay, và đánh mất niềm tin vào ước mơ sống cống hiến, trao đi những giá trị ý nghĩa. Nếu thiếu Trí Tuệ một người dù Nghị Lực kiên cường tới đâu, yêu thương từ ái thế nào thì thành công của họ cũng khó trọn vẹn nếu họ không có sự hiểu mình, sự quan sát - phân tích - đúc kết đa chiều, sự hiểu biết về các quy luật tự nhiên. Hãy tưởng tượng, một người đầy lòng nhân ái, không ngại xông pha vào khó khổ để sống một cuộc đời ý nghĩa, trao giá trị cho đời. Thế nhưng, vì thiếu sự hiểu mình nên họ làm việc không đúng đam mê, sở trường; vì không hiểu các quy luật vận hành của vũ trụ nên luôn gặp khó khăn; vì không có khả năng quan sát đa chiều, và đúc kết bài học sau mỗi lần sai; vì thiếu hiểu những tình huống, hoàn cảnh của khách hàng, người thân đã đưa ra giải pháp sai cách thì chẳng khác nào “lòng nhiệt tình + sự thiếu hiểu biết = phá hoại”. Vì vậy, chúng ta phải luôn ý thức phát huy 3 yếu tố này phải quân bình. Nếu phát triển một cột nhiều quá thì các cột còn lại yếu, tam giác kiềng 3 chân mà bị lệch thì sẽ dễ bị ngã. Chỉ có Trí Tuệ và Nghị Lực, nhưng thiếu Đạo Đức sẽ sinh ra Hitler, quan tham. Chỉ có Trí Tuệ và Đạo Đức, nhưng thiếu Nghị Lực sẽ sinh ra tiến sĩ giấy. Chỉ có Đạo Đức và Nghị Lực, nhưng thiếu Trí Tuệ sẽ sinh ra phá hoại. 6. Nơi nào hội tụ 3 Gốc nơi đó có con người tinh hoa Khi một người phát triển 3 Gốc một cách cân bằng, bên trong họ sẽ có tố chất của một người tinh hoa. Cuộc sống của họ sẽ có nhiều thành tựu lợi mình, lợi người và lợi cho thiên nhiên, muôn loài. Những anh hùng, những Vĩ nhân trong lịch sử là tấm gương để chúng ta noi theo. Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi “Tại sao họ lại thành công như thế?”, “Họ được sinh ra, nuôi dạy, trưởng thành như thế nào?” “Họ có tố chất gì bên trong” hay không? Vậy cùng điểm qua 3 tấm gương bên dưới để thấy 3 Gốc vận hành bên trong họ như thế nào nhé. 6.1 Abraham Lincoln – Hiện thân của lẽ phải Abraham Lincoln - tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ là người lĩnh xướng trong công cuộc giành lấy sự tự do cho từng người dân Mỹ. Từ nhỏ, ở Lincoln hiện lên tinh thần Nghị lực. Mỗi ngày ông đều đến trường với quãng đường gần 10 km. Ông tự học, tự đọc sách mỗi ngày trong suốt 10 năm mà không cần ai nhắc nhở, không cần ai động viên dỗ dành. Khi trở thành Luật sư, khi có cơ hội học tập, quan sát đa chiều hơn, thì Lincoln với trí tuệ nhạy bén của mình đã phát hiện ra sự bất hợp lý của luật lệ. Cụ thể, trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ có ghi rất rõ :”Mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hóa ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Để rồi sau đó, bằng tình yêu thương Abraham Lincoln đã quyết tâm trở thành tổng thống sau 8 lần thất bại liên tiếp. Để rồi tiếp sau đó ông quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng những người nông dân khỏi gông cùm của tầng lớp địa chủ. 6.2 Louis Pasteur – nhân loại nợ ông một lời cảm ơn Nếu có một bảng xếp hạng những phát minh quan trọng nhất thế giới, chắc chắn Vắc-xin chiếm vị trí đầu tiên. Chúng ta đã sử dụng Vắc-xin để phòng bệnh trong hàng thập kỷ qua nhưng có lẽ sẽ ít người biết đến cha đẻ của nó – nhà khoa học Louis Pasteur, vị ân nhân của nhân loại. Ông là một nhà khoa học có Trí Tuệ khi phát minh ra những công trình có ảnh hưởng to lớn đến nền y khoa và cả ngành hóa học, đồng thời cũng thể hiện Nghị Lực hơn người khi dám đối diện với nguy hiểm để thực hiện các thí nghiệm khoa học. Bên cạnh trí tuệ và ý chí hơn người đó, nhân loại cũng cảm phục ông bởi một nhân cách Đạo Đức lớn. Ông đã quyết định từ chối các lời đề nghị mua bản quyền để cho mỗi người dân trên khắp thế giới được sử dụng vắc-xin miễn phí hoặc chỉ cần phải chi trả một số tiền rất nhỏ để được tiếp cận phương pháp chữa trị này. Không vì lợi ích vật chất, không vì danh vọng, nhà khoa học thanh quý đã để lại cho chúng ta một bài học lớn. Mạng sống con người không thể mua bằng tiền, đạo đức giữa người với người mới là thứ đáng trân trọng. 6.3 Lý Thường Kiệt – bản lĩnh vị tướng dưới bốn triều vua Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, là một trong hai danh tướng vĩ đại nhất triều Lý. Khi ông biết được nhà Tống đang lăm le để thôn tính nước mình thì ông thực hiện một quyết định táo bạo là tịnh thân - trở thành quan hoạn để phục vụ vua. Ở trong cung ba năm, với trí-dũng kiệt xuất, vua Lý Nhân Tông đã giao toàn quân cho Lý Thường Kiệt với mong muốn tài năng của Lý Thường Kiệt sẽ giúp dân, giúp nước. Quả đúng như vậy, khi Lý Thường Kiệt làm Tướng vận mệnh mới của Đại Việt đã được mở ra. Đại Việt trở thành một cái tên mà các nước lân cận đều phải kiêng nể, ngay cả Đại Tống. Hai trận đánh nổi tiếng nhất của ông là trận đem quân đi đánh Ung Châu và trận trên sông Như Nguyệt. Chỉ trong vòng 40 ngày ông đã san phẳng thành Ung Châu và các thành lân cận, khiến Đại Tống trở tay không kịp. 3 năm sau, ông một lần nữa dùng mưu lược và trí tuệ hơn người để tái hiện lại trận Bạch Đằng Giang năm xưa, lợi dụng địa hình của sông nước, ông cho đọc một bài thơ mà khiến quân địch khiếp đảm và tinh thần toàn quân dân Đại Việt dâng lên ngùn ngụt. Đó là bài Nam quốc sơn hà. Bài thơ hùng hồn được cất lên lồng lộng giữa nước trời: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư Nhờ một nhân vật kiệt xuất như Lý Thường Kiệt mà triều Lý được hưởng thái bình và 4 đời vua nhờ cậy. Nhà Lý tồn tại 216 năm và là một trong những triều đại thịnh vượng và lâu bền nhất của Việt Nam. 7. Môi trường phát triển 3 gốc rễ CHUNG TAY tạo nên môi trường sống tốt cho mỗi người tìm về 3 Gốc rễ Cách đây 2600 năm, Đức Phật đã dạy các đệ tử của mình rằng môi trường sống tốt nhất là nơi giúp mỗi con người được phát triển sâu sắc từ bên trong. Đó là môi trường có Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng). Theo ngôn ngữ đời sống, môi trường phát triển tốt nhất đó là nơi có Thầy - Sách - Bạn luôn hướng về 3 Gốc rễ. Đầu tiên, phải chọn được cho mình vài vị thầy hiền trí. Đây là người có cả Đạo Đức lẫn Trí Tuệ. Thầy sẽ dạy cho mình những điều hay lẽ phải có lợi cho mình, lợi cho người và cả thiên nhiên. Mỗi người thầy sẽ giỏi một mảng nào đó, bạn nên quan sát - phân tích - đúc kết nhiều vị thầy để thu nạp về cho mình tinh hoa của mỗi người, không nên bị mắc kẹt vào một vị thầy nào hết. Thứ hai, bạn nên có cho mình tủ sách hay. Thông thường, chúng ta hay tập trung vào các đầu sách dạy kỹ năng nhiều hơn là những sách tinh hoa. Các đầu sách kỹ năng giúp bạn làm việc hiệu quả, kiếm được nhiều tiền, nhưng sách tinh hoa giúp bạn trở thành một con người có nhân cách. Các đầu sách về nhân cách, đạo lý giúp bạn phát triển Đạo Đức ở chiều sâu. Các đầu sách về vĩ nhân, bác học giúp bạn phát triển về Trí Tuệ. Và các đầu sách về anh hùng, thám hiểm sẽ giúp bạn học được Nghị Lực mạnh mẽ, phi thường của các nhân vật trong lịch sử. Thứ ba, đó là bạn phải có nhóm bạn tốt cùng hướng về tâm thức cốt lõi. Các nhóm bạn có thể là bạn chơi từ thuở hàn vi, bạn đồng nghiệp, bạn phát triển bản thân, bạn đời…Mỗi người bạn như một quyển sách sống động giúp bạn học hỏi từ chính thực tế cuộc sống của họ. Nếu muốn biết bạn là ai, chỉ cần cho biết 5 người mà bạn thường xuyên tiếp xúc. Như vậy cũng đã thấy mức độ ảnh hưởng của bạn bè lên tâm thức của mình như thế nào. Các bậc phụ huynh khi tạo môi trường 3 gốc cho con, cũng nên quan tâm đặc biệt đến môi trường tại nhà trường và gia đình. Trước hết là rèn luyện trong nhà trường. Để phát triển trí tuệ, học sinh cần được rèn kỹ năng học sâu, quan sát đa chiều, phân tích và đúc kết sâu sắc những sự vật hiện tượng trong đời sống. Học sinh cũng cần được học về các quy luật của vũ trụ như luật Nhân – Duyên – Quả để phát triển tư duy sâu sắc và đúng đắn. Về đạo đức, học sinh cần được vun bồi hạnh ái ngữ, lắng nghe và đưa ra những lời hứa từ trong tâm của mình về sự trung thực và tử tế. Các trò chơi quân đội, võ thuật, bơi lội với độ khó nâng dần, giúp trẻ rèn luyện nghị lực và trở thành những con người kiên trì, nhẫn nại, hoạt bát và kiên cường. Bên cạnh việc học tập ở trường là việc rèn dũa trong môi trường gia đình. Mỗi gia đình cần xây dựng vững chắc Tam Bảo của mình. Thầy hiền trí nên có vài vị để tham vấn khi cần và mỗi thành viên cũng có thể là những người thầy của nhau. Có tủ sách hay để cùng nghiên cứu, học hỏi những tinh hoa của nhân loại. Có nhóm bạn tốt gồm những người có cùng giá trị sống để cùng soi sáng, nâng đỡ nhau tiến bộ. Tiến trình chuyển hóa Tam Bảo chính là tiến trình Học – Hiểu – Hành, biến ba báu vật bên ngoài thành những giá trị cốt lõi bên trong của mình, làm cho ba gốc của mình ngày một phát triển vững chắc cho những đứa trẻ và cả người lớn. 8. 3 Gốc là lõi để phân tích mọi vấn đề Khi áp dụng được 3 Gốc sâu sắc vào cuộc sống, bạn sẽ thấy dường như mọi vấn đề đang diễn ra đều có thể lý giải và tìm ra phương pháp nhờ quay vào lõi để suy xét. Các khía cạnh trong cuộc sống như: sự nghiệp, gia đình, tài chính, nuôi dạy con, sức khỏe…Mọi thứ tốt đẹp cũng nhờ 3 Gốc phát triển, mọi thứ xấu đi cũng là do 3 gốc bị mất cân bằng. Trong một đội nhóm tầm 3-5 người mở công ty, thì phải có một người có trí tuệ hơn người, có giải pháp sắc bén. Phải có một người thực thi triệt để là yếu tố nghị lực. Và phải có một người gắn kết đội ngũ là ở cột Đạo Đức. Đây là một cách hay để nhìn nhận và đánh giá đội ngũ, nhờ thế người lãnh đạo biết cách điều phối nhân sự để mỗi người được làm đúng, cùng rèn luyện, nâng đỡ nhau. Đối với doanh nghiệp mà thiếu 3 Gốc thì không có tầm nhìn, chỉ tập trung vào việc kiếm tiền Trong việc định hướng sự nghiệp cũng như thế, khởi điểm là phải có trí tuệ để hiểu chính mình, để biết mình có xu hướng tính cách gì, phù hợp ngành gì. Sau đó là hiểu tính chất ngành nghề mình đã chọn xem thử có chất 3 Gốc hay không. Cuối cùng là ráp lại cái mình tốt và cái ngành nghề cần để tạo ra một sự nghiệp vững chắc. Tương tự, trong gia đình việc hòa hợp giữa hai vợ chồng, hay việc nuôi con cũng dựa trên yếu tố nền tảng này. Nếu cha mẹ đã có cùng trình độ nhận thức tương đồng nhau về 3 Gốc thì việc đối xử với nhau dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng. Việc nuôi dạy con cũng đi cùng một hướng. Mối quan hệ giữa hai bên nội, ngoại cũng được chu toàn. Bởi vì cả gia đình cùng trên một chiếc thuyền đi về một hướng. Đối với phát triển bản thân thì nhờ 3 Gốc vạch lộ trình cho mình đi đúng hướng, đạo đức giúp bạn đi đến đâu cũng kết nối, có người hỗ trợ, nghị lực thì giúp bạn vượt qua sóng gió cuộc đời. Thường các bạn bị nhầm lẫn việc phát triển bản thân là tiếp nạp kiến thức, kỹ năng là đủ, nhưng nếu nhìn theo 4 vòng tròn đào tạo, bạn cũng sẽ thấy vòng tròn lõi bên trong chi phối tất cả, kéo theo các điều kiện khác đi theo. Nói tóm lại, nếu hiện tại bạn đang có vấn đề gì đó trong cuộc sống ở bất kỳ lĩnh vực nào. Để hiểu được rõ ràng, tường tận, bạn có thể dùng 3 Gốc để phân tích. Lời cuối Trên đây là một bài phân tích sâu về các khía cạnh xung quanh 3 Gốc rễ. Tuy nhiên, bài chia sẻ này mới cũng chỉ là những kiến thức nền tảng được đúc kết lại thông quan các bài giảng của thầy Trần Việt Quân. Bạn sẽ cảm thấy rất hay, rất thú vị khi đọc bài chia sẻ này, nhưng hiện tại là bạn mới được nhận thức chứ chưa được chuyển hoá sâu. Tiến trình chuyển hoá 3 Gốc phải đủ 3 bước Văn - Tư - Tu (Học-Hiểu-Hành). Học chỉ chiếm 10%, Hiểu chiếm 20% và Hành chiếm đến 70%. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không dừng lại ở việc Học, mà hãy dành thời gian suy ngẫm để rồi sau đó lên cho mình phương pháp thực hành nhé. Hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi biết bài viết này thực sự hữu ích với bạn. Chân thành cảm ơn! Bài viết dựa trên học hỏi, chiêm nghiệm, đúc kết của đội ngũ viết từ bài giảng của Thầy Trần Việt Quân, Sách Phật Pháp, cho nên sẽ có những quan điểm chưa phù hợp với đại đa số. Bài viết vẫn liên tục được chỉnh sửa, cập nhật. *** Nội dung: Liên Thanh - Admin dự án GNH Talk Biên tập: Khánh Vi, Nhàn Lý Hình ảnh: Hạnh Dung Nguồn tham khảo: -Trang Youtube Trần Việt Quân -Khóa học Đánh thức ý nghĩa cuộc đời (Chánh Kiến 1) -Khoá học Kiến tạo con đường hạnh phúc (Chánh Kiến 2) -Khóa học Chánh Kiến 3H (Học - Hiểu -Hành) -Narada Maha Thera. Đức Phật và Phật Pháp. NXB Tổng hợp TP HCM
- Đạo Đức là gì? Bài viết phân tích góc nhìn sâu về Đạo Đức
MỤC LỤC: 1. Đạo Đức là gì? 1.1.Đạo Đức dưới góc nhìn Bát chánh đạo 1.2.Đạo Đức dưới góc nhìn thầy Trần Việt Quân 2. Các cấp độ của Đạo Đức 2.1. Đạo Đức với chính mình 2.2. Đạo Đức với mọi người 2.3. Đạo Đức với thiên nhiên, muôn loài 3. Vun bồi Đạo Đức với bốn phẩm chất Từ - Bi – Hỷ - Xả *** Chào bạn, trong một bài viết trước về chủ đề 3 Gốc là gì, bạn đã được hiểu một cách tổng quan về 3 Gốc gồm Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực. Đạo đức là tình yêu thương giúp cuộc đời thêm đẹp, Trí tuệ là ánh sáng để dẫn đường, còn Nghị Lực là ý chí hành động. Bài viết này, 3goc.vn sẽ đào sâu hơn vào yếu tố Đạo Đức. Cụ thể Đạo Đức biểu hiện dưới tình thương, được mổ xẻ thành những yếu tố rõ nét, và thông qua đó những phương pháp nào để rèn luyện Đạo Đức, bạn cùng đọc bài nhé! Đạo Đức là gì? Đạo Đức là một phạm trù rất khó để khẳng định một cách chính xác, bởi vì với mỗi góc nhìn, mỗi hệ tư tưởng khác nhau Đạo Đức sẽ được diễn giải theo một cách khác nhau; có thể là theo định nghĩa trong đời sống, có thể là định nghĩa theo kinh điển. Chúng tôi cho bạn một ý tưởng chủ đạo về Đạo Đức như sau: “Bạn làm việc gì mà cảm thấy vừa mang lại lợi ích cho mình, vừa mang lại lợi ích cho mọi người và cũng vừa mang lại lợi ích cho thiên nhiên muôn loài; thì đó đích thị là việc làm có Đạo Đức.” Vậy để phân định rõ được điều này, chúng ta sẽ cùng đối chiếu, mổ xẻ Đạo Đức thành từng khía cạnh rất cụ thể theo 2 góc nhìn: Dựa trên kinh điển (Bát chánh đạo) và dựa theo đúc kết lời giảng của Thầy Trần Việt Quân. Đạo Đức dưới góc nhìn Bát chánh đạo Trong Bát Chánh Đạo, có thể xem Đạo Đức thuộc chi phần Giới. Giới là khuôn khổ đạo đức ngăn chặn những điều ác, để hướng tới những việc lành phát khởi từ thân-khẩu-ý. Làm được điều đó thì thân-tâm-trí hài hoà, an nhiên, tự tại. Trong Giới bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Chánh ngữ là nói lời khéo léo, không gây thù địch, khi nói cần tránh những lời không hay, cần kiểm soát lời nói, kiểm soát miệng của mình. Nói đúng chánh ngữ cần những lời nói chính trực, ngay thẳng và khéo léo mang lại lợi ích và tránh gây đau khổ cho người khác. Chánh nghiệp là hành động đúng phù hợp đạo đức. Làm những việc có ích lợi cho mọi người bằng tâm rộng lượng, hòa hợp, có lợi ích cho tất cả chúng sinh hoặc ít nhất là không hại người. Chánh mạng là sống đúng, làm việc và kiếm tiền mưu sinh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng và không xâm hại đến người khác. Khi đối chiếu chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng dựa trên định nghĩa ở trên, bạn cảm nhận được nó cũng khá hợp lý phải không nào. >>>Đọc thêm: Bát Chánh Đạo Đạo Đức dưới góc nhìn thầy Trần Việt Quân Trong lớp Chánh Kiến, thầy Quân có chia sẻ rất rõ Đạo Đức là luôn hướng về điều tốt, xuất phát từ Thân - Khẩu - Ý (hành động đúng đắn, lời nói đúng đắn, và suy nghĩ đúng đắn). Để làm được điều này chúng ta nên làm 4 điều sau: Học điều tốt, Hiểu điều tốt, Nói điều tốt và Làm điều tốt. Đầu tiên, chúng ta cần nhận thức được những điều tốt, tác ý được ở trong môi trường thiện lành gần những người thầy hiền trí, những cuốn sách hay và những người bạn tốt để học hỏi. Trong quá trình ấy, bạn cũng nên liên tục suy ngẫm, chuyển hoá những điều tốt học hỏi từ bên ngoài, để đưa vào bên trong mình. Sau đó tự bản thân quán chiếu thực tập lời nói chân chính. Đó là nói những lời trung thực, hòa ái, mang tính xây dựng, bồi đắp yêu thương và hiểu biết. Không nói dối, nói thêu dệt hay nói hai lưỡi, nói để mưu cầu danh lợi. Không nói lời gây chia rẽ, oán hận, không lan truyền hay lên án những điều mà mình chưa biết rõ. Phải có can đảm nói ra sự thật về những điều bất công và dùng lời nói tích cực của mình để giúp hòa giải. Để làm tốt điều này thì hạnh lắng nghe luôn phải song hành, bởi khi lắng nghe người khác ta mới hiểu họ và từ đó mới biết lời nào đúng đắn nên nói ra. Cuối cùng, khi đã có lời nói chân chính bạn thực tập hành động chân chính. Người có Đạo Đức là người biết rõ đúng - sai, thiện – ác. Mỗi hành vi, việc làm luôn trung thực, đúng với lẽ phải, phù hợp với nhân quả và có lợi ích cho tất cả mọi người. Trong cuộc sống, nghề nghiệp chiếm một phần quan trọng đối với tất cả chúng ta, bởi nó chi phối phần lớn hành động. Chọn được nghề nghiệp lương thiện, giúp bạn sống một cuộc đời ngay thật, không gian tham, không làm giàu trên đau khổ của người khác. Nghề nghiệp tạo ra của cải sử dụng cho bản thân, gia đình ta và giúp đỡ những người khác. Từ phân tích của Thầy Trần Việt Quân, ta cũng thấy được định nghĩa của thầy tương đồng với 3 yếu tố thuộc chi phần Giới trong Bát Chánh Đạo, cũng như định nghĩa chung mà chúng tôi đã đưa ra ở đề bài. Trang Thư Viện 3 Gốc, nơi bạn có thể tìm được bất cứ thông tin xoay quanh chủ đề 3 Gốc (Đạo Đức - Trí Tuệ - Nghị Lực). Ủng hộ tại đây! Các cấp độ của Đạo Đức Thông thường khi chúng ta nghĩ đến Đạo Đức, sẽ nghĩ ngay đến việc làm điều tốt cho người khác chẳng hạn đi cống hiến, đi phụng sự, đi từ thiện…Nhưng đó chỉ là một phần. Đạo Đức sẽ có 3 cấp độ. Đạo Đức với chính mình Đạo Đức với chính mình là điều tối quan trọng nhất. Bởi bạn phải nuôi dưỡng được tình thương yêu, sự trân trọng chính bản thân mình; thì từ đó việc bạn làm cho người khác mới có ý nghĩa, mới dựa trên sự chân thật. Đạo đức với chính mình được thể hiện qua việc tôn trọng, chăm sóc thân thể cho thật tốt. Đó là việc bạn biết làm việc điều độ, biết nghỉ ngơi hợp lý, biết ăn uống đúng cách, biết cơ thể bạn phù hợp với điều gì. Bạn không làm những hành động tổn hại đến cơ thể vật lý của mình. Sau nữa, đạo đức cũng thể hiện trong việc bạn trung thực với chính mình, có nghĩa là bạn suy nghĩ, nói, và hành động tương đồng với nhau. Dù đang sống trong xã hội ngày nay, việc phải đeo nhiều “mặt nạ” để ứng xử, nhưng bạn cũng cố gắng nhận thức bản thân con người thật của mình để có thể tiệm cận đến việc “trung thực đến tận cùng" với chính bản thân mình trước. Điều này mang lại cho bạn sự an nhiên trong tâm hồn. Đạo Đức với mọi người Khi bạn đã có nền tảng vững chắc về tình yêu thương với chính mình, lúc này bạn yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ dựa trên mong muốn cho đi thật sự. Người mạnh trong nội tâm mới có thể bao dung, cho đi một cách vô điều kiện, bởi họ đã có tình tương trong tự thân, nên họ cho đi nhưng không mong ai đó sẽ đền đáp trở lại. Đạo Đức với mọi người thể hiện qua 4 cách giúp người. Bạn có thể bắt đầu giúp người khác từ những việc dễ làm nhất, thuận tiện nhất mang tính ngắn hạn; đến những việc khó khăn, thử thách hơn nhưng mang tính dài hạn. Đạo Đức với thiên nhiên, muôn loài Mở rộng góc nhìn, cuộc sống này không chỉ có loài người sinh sống. Mà hệ sinh thái của Trái Đất này còn gồm rất nhiều sinh vật, cây cỏ, núi, biển, đất đai,...Và con người chúng ta là tập hợp con của hệ sinh thái này, chịu sự chi phối bởi những quy luật vận hành chung. Cho nên, chúng ta cũng phải biết yêu thương đến những khía cạnh khác ngoài mối quan hệ giữa người với người. Chẳng hạn, bảo vệ môi trường (phân loại rác, tái chế pin, không dùng phung phí tài nguyên điện nước…) hay tránh sát hại những sinh vật nhỏ bé, hay chung tay sửa chữa mẹ Trái Đất (trồng cây gây rừng, vớt rác trên biển, dọn rác khu vực cống rãnh tắc nghẽn…). Nếu chưa có điều kiện để làm những hoạt động trên ngay lập tức, bạn cũng có thể khởi bên trong tâm ý của mình những năng lượng thiện lành, sau đó tác ý gửi năng lượng tốt đẹp này đến môi trường, đến muôn loài. Việc này bạn có thể không thấy hiệu quả ngay lập tức, nhưng nó lại mang đến một vùng năng lượng mới cho những hạt giống nhận thức mới trong cộng đồng. Việc này có thể làm ngay mà không bị giới hạn về không gian cũng như thời gian. Vun bồi Đạo Đức với bốn phẩm chất Từ - Bi – Hỷ - Xả Có rất nhiều phương pháp để rèn luyện cho mình Đạo Đức như: đọc lời hứa từ tâm, làm thiện pháp hay thanh lọc thân tâm trong sáng… Tuy nhiên, có một cách để luyện tập Đạo Đức một cách rốt ráo nhất, đó là hành cho được Từ - Bi – Hỷ - Xả. Trong giáo lý đạo Phật gọi là Tứ vô lượng tâm, nếu thực hành được 4 phẩm chất này sẽ đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và cho người. Tâm Từ là khả năng hiến tặng niềm vui, hạnh phúc cho người khác một cách vô điều kiện, xuất phát từ tình thương chân thật, muốn cho bên kia được an vui mà không mong cầu sự đền đáp hay hàm ơn. Tâm Bi là khả năng chia sớt, làm vơi đi nỗi khổ của người khác. Bi không phải là bi lụy. Bi lụy là chỉ biết đồng cảm, xót thương người khác mà không có hành động giúp đỡ. Sự thực tập tâm Bi cần có trí tuệ, nghị lực và tình thương lớn. Xuất phát từ việc quan sát, lắng nghe để thấy nỗi khổ, niềm đau của người. Tâm Hỷ là khả năng chế tác niềm vui. Vui với những gì đang hiện hữu cho mình và vui trước niềm vui, hạnh phúc của người khác. Ý thức được những điều tuyệt vời ấy đang hiện diện sẽ đem lại niềm vui, làm tâm ta nhẹ nhõm, tươi mát. Tâm Xả là trạng thái tự do, thư thái trong mối quan hệ với mọi người, mọi sự vật, sự việc. Người có tâm xả biết tha thứ lỗi lầm của người khác, không ghi nhớ, không thù hận; khi có ai không cùng quan điểm với mình cũng không tranh chấp, hơn thua; khi làm được việc tốt không đắc ý, tự hào hay kể công; khi có tài sản, của cải biết cho đi vô điều kiện. Rèn luyện 4 tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả là một tiến trình chuyển hóa tâm thức. Tâm Từ hóa giải sự tham lam, ích kỷ; tâm Bi hóa giải sự sân hận, độc ác; tâm Hỷ hóa giải sự đố kỵ, so bì hơn thua; và tâm Xả hóa giải sự bám chấp, vướng mắc. Thực tập Từ - Bi - Hỷ - Xả sẽ hóa giải mọi phiền não, khổ đau trong ta, cho ta cuộc sống an vui, hạnh phúc. >>>Đọc thêm: Từ-bi-hỷ-xả Vậy là chúng ta đã cùng đào sâu vào yếu tố Đạo Đức trong 3 Gốc, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ định nghĩa cũng như phương pháp rèn luyện Đạo Đức. Tuy nhiên, Đạo Đức là một chi phần quan trọng nhưng không thể tách rời với Trí Tuệ, và Nghị Lực. Cả 3 yếu tố này cần phải được rèn luyện song hành, thì tam giác cân 3 Gốc mới không bị thiên lệch méo mó. 3goc.vn mong là bạn nhận được nhiều giá trị từ bài viết, bạn cùng bình luận bên dưới cảm nhận của mình nhé! *** Nội dung: Khánh Vi - Admin Trang Thư Viện 3 Gốc Biên tập: Nhàn Lý Hình ảnh: Nguồn tham khảo: -Trang Youtube Trần Việt Quân -Khóa học Đánh thức ý nghĩa cuộc đời (Chánh Kiến 1) -Khoá học Kiến tạo con đường hạnh phúc (Chánh Kiến 2) -Khóa học Chánh Kiến 3H (Học - Hiểu -Hành) -Narada Maha Thera. Đức Phật và Phật Pháp. NXB Tổng hợp TP HCM
- [Sách hay] The Magic - Phép màu cho những ai đang "người lớn"
MỤC LỤC: 1."Người lớn" có còn tin vào The Magic - Phép màu 2.Cuộc sống đang diễn ra chính là The Magic - Phép màu 3.Những điều The Magic - Phép màu mang lại *** Phép màu trong tâm hồn trẻ thơ là những điều huyền ảo với những vị thần, cô tiên, những chú mèo biết nói, những cuộc phiêu lưu kỳ thú về miền xa xăm…Phép màu trong tâm hồn “người lớn" còn nhiệm màu hơn thế, vì đó nơi cảm nhận “sự sống", từng trải nghiệm đang được sống. Nhờ thế những mong ước bỗng hoá thành sự thật. Nhưng thật tiếc, vì người lớn đã không còn tin vào phép màu, và những mong ước vẫn mãi xa xôi. Mình là Hoa Vinh, mình muốn những người lớn - giống mình, có thể tin vào phép màu một lần nữa. “Người lớn" có còn tin vào The Magic - Phép màu Lúc còn nhỏ, mình mỗi sáng thức giấc là một cuộc phiêu lưu. Tia nắng xuyên qua cửa sổ là dải phép thuật được thần mặt trời ban phát cho muôn loài, và cho mình với niềm tin “Ngày mới rồi, chiến binh nhỏ dậy đánh răng, rửa mặt để chiến đấu với vi khuẩn thôi nào". Suốt cả một ngày dài, mình là chiến binh sẽ tiếp tục đi đến những vùng đất mới của thần rừng, cánh tiên; của những miền xa xăm về một vị vua, một người anh hùng đang chiến đấu bảo vệ đất nước. Và đêm xuống, mình hân hoan chìm vào giấc mơ với những vai trò đã hoàn thành. Khi lớn lên, mình mỗi sáng thức giấc là một trách nhiệm nặng nề. Tia nắng xuyên qua cửa sổ cũng làm mình chói mắt, tiếng ồn xe cộ nơi phố xá làm mình thấy nhịp áp lực tăng dần. Những điều hiện hữu quanh mình là những rắc rối, vấn đề cần xử lý. Người lớn không còn tin vào phép màu. Những phép màu mà người lớn một thời là trẻ con đã từng tin tưởng, thì dường như giờ đây đang dần phai nhạt đi và biến mất. Và mình cũng thế. Cuộc sống đang diễn ra chính là The Magic - Phép màu “Còn sống và bước đi trên mặt đất này là một phép lạ [...]. Chúng ta mất rất nhiều thời gian để đi tìm hạnh phúc trong khi đó thế giới quanh ta tràn đầy những mầu nhiệm. Những vẻ đẹp của đất trời đang gọi ta từng ngày, từng giờ nhưng hiếm khi ta nghe được. [...]Nếu không có sự tĩnh lặng trong tự thân, nếu thân tâm ta đầy sự ồn ào, náo loạn thì ta không thể nghe được tiếng gọi của vẻ đẹp ấy." -Trích sách Tĩnh Lặng Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói về vẻ đẹp nhiệm màu của sự sống, ta sẽ cảm nhận được nếu tâm đang tĩnh lặng. Mình từng đọc qua nhưng chưa cảm nhận chưa thấu đáo. Và khi mình đọc tiếp được điều này trong sách The Magic - Phép màu của Rhonda Byrne, nó đã cho mình thêm niềm cảm hứng. “Thực tế thì, cuộc sống có thể kỳ diệu hơn cả những những tưởng tượng khi còn nhỏ của bạn, nó kỳ vĩ hơn, đầy cảm hứng và thú vị hơn tất cả những gì bạn từng thấy trước đây [...] Có thể bạn không thấy những chú tuần lộc bay, nhưng bạn sẽ nhìn thấy điều mà mình luôn mong muốn - xuất hiện ngay trước mắt bạn.” -Trích The Magic - Phép màu. Và để phép màu vận hành đúng chỉ cần bạn làm được một điều duy nhất… …đó là lòng biết ơn. Đây là điều mà tác giả đã khẳng định trong quyển sách The Magic (Phép màu), rằng bạn sẽ đạt được những điều mình mong muốn, nếu thực hành cần mẫn, đầy đủ lòng biết ơn bằng một thái độ tin tưởng. Lòng biết ơn không chỉ là những câu nói “cảm ơn", “biết ơn" đơn thuần, nó là một hành trình đi sâu vào tiềm thức, kích hoạt những hạt giống của niềm tin, của sự cảm nhận một cách thuần khiết về cuộc sống, về chính bạn thông bài luyện tập 28 ngày biết ơn. Mình đã làm đúng như thế với 28 ngày biết ơn, không bỏ cuộc, cảm nhận được phép màu xuất hiện, và những mong ước thành sự thật. 3goc.vn gắn đường dẫn mua sách trên Tiki. Việc nhấn vào đây sẽ không ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng sách như mua trực tiếp. Những điều The Magic - Phép màu mang lại Cơ duyên mình đến với quyển sách The Magic cũng đúng là phép màu xảy ra thật. Mình có một cậu con trai đang “tuổi teen” - cái tuổi mà bố mẹ nào cũng không muốn nhắc đến vì những bất ổn của con kèm theo là những mệt mỏi, không lối thoát của bố mẹ. Mình cũng không ngoại lệ, để có thể trò chuyện với con mình đọc sách, đọc các bài viết về dạy con, tham gia các hội nhóm, và ở đó mình được giới thiệu quyển sách này. Nghe cái tên sách mình nghĩ đúng là dành cho con nít. Khi mình đưa sách cho con, cậu nhóc cầm và sau đó quăng vào góc mà chẳng buồn đụng đến. Cùng thời điểm đó mình tình cờ đọc được bài viết về hành trình thực hành 28 ngày Lòng Biết Ơn, giới thiệu về quyển sách, nhưng lúc ấy mình chỉ nghĩ “Biết ơn là một điều quá đơn giản mà ai cũng có, hằng ngày mình vẫn nói biết ơn đấy thôi. Vậy mà biết ơn còn phải học, phải thực hành sao?” Suy nghĩ ấy thoáng qua rồi rơi vào quên lãng. Vài tháng sau, trong một lần dọn góc học tập của con, mình nhìn thấy sách The Magic. Mình cầm lên vì tò mò với cái tên Phép màu. Mình mở sách ra đọc thử vài trang nhưng cũng chưa thu hút lắm vì nhiều điều thấy giống truyện cổ tích quá. Nhưng mình nghĩ có 28 ngày cứ thử xem sao. Mình rủ thêm một người bạn, tạo nhóm chung để thực hành, tự nhắc nhau để tránh bỏ cuộc giữa chừng và cùng nghiệm xem có đúng, có kỳ diệu như tác giả đề cập tới không? Mình làm bài thực hành hàng ngày, mỗi sáng hoặc tối mình sẽ ngồi viết ra 10 điều biết ơn. Mới đầu tưởng là dễ để viết 10 điều, nhưng sao khi thực hành mình mới thấy là có quá ít điều để mình cảm thấy biết ơn, vì nhìn đâu mình cũng thấy những gì đang “thực nhận" là điều hiển nhiên. “Tiền trao đổi giá trị cơ mà, tại sao lại phải biết ơn.” 10 ngày liên tiếp, mình chỉ thực hành như cỗ máy mà chẳng thấy thay đổi gì. Nhưng đã nói là sẽ làm, mình không bỏ cuộc, mình sẽ viết tiếp những thử thách mà quyển sách đưa ra. Và rồi, sự kiên trì của bản thân mang đến cho mình tiếp những ngày sau đó kết quả tốt đẹp. Nhờ phương pháp thực hành mối quan hệ nhiệm màu, mình cải thiện được mối quan hệ mẹ con, bản thân mình cần thay đổi trước, thì con sẽ thay đổi. Điều này nghe nhiều từ mọi người, các bài viết, khóa học nhưng mấy ai thực sự nhìn nhận vào lỗi của bản thân trong khi nuôi dạy con, hoặc biết cách đồng hành cùng con. Để rồi niềm vui lớn nhất của mình đó là con tự nguyện tham gia thực hành 28 ngày lòng biết ơn cùng với mẹ. Cùng đọc sách The Magic - Phép màu và khám phá 28 ngày biết ơn, tại đây! Mỗi ngày bạn chỉ nên mở 1 chương (chỉ 1 chương cho hiện tại, không xem lại quá khứ, không xem của tương lai. Tự nhiên, bằng một cách nào đó khi mình thay đổi thì con tự nguyện kết nối với mình. Hay như thực hành một thời gian với những điều biết ơn nhỏ nhất đang hiện hữu xung quanh, bỗng nhiên mình trở nên vui vẻ hơn. Mình không cố tỏ ra bản thân tràn đầy năng lượng, mà vì mình đang chính là như vậy. Mình chỉ nhìn thấy những điều đẹp xung quanh: một bông hoa, một mầm cây đang lớn, hay như dòng khí nhiệm màu mình đang hít thở…những điều ấy trước đây quá đỗi bình thường nhưng sao giờ lại đẹp đến lạ kỳ. Cũng chính tâm trạng hân hoan như một đứa trẻ ấy, mà khi những bất như ý vụn vặt đang diễn ra trong ngày không còn làm mình khó chịu nữa. Có những buổi sáng mình chạy xe đi làm, bỗng có một người chạy vượt qua và ép sát xe nên mình phải dừng xe đột ngột nhưng may mắn không bị ngã. Mình vỗ ngực may quá không ngã và bắt đầu có những suy nghĩ định mắng người đó “nào là đi ẩu, không nhìn đường…”, nhưng cùng lúc đó những suy nghĩ tích cực nổi lên rất nhanh “ người ta cũng không cố ý đâu, chắc họ vội gì đó nên mới thế”. Hay có những buổi sáng, mình chạy xe đến ngã tư khi mà đèn xanh chỉ còn 2-3 giây nhưng mình cố vượt. Mình bị công an gọi vào đóng tiền phạt. Mình cũng không rõ tại sao, đóng tiền xong nhưng bên trong không cảm thấy khó chịu, một suy nghĩ hiện lên “Cảm ơn vì đã nhận được bài học, mình sẽ chú ý không như vậy nữa, số tiền này là bù đắp cho vài lần trước mình vượt tương tự nhưng không bị phạt". Thế rồi, chỉ vài giây sau tâm trạng bực tức biến mất, mình quay trở lại với việc tận hưởng con đường đi, lên đến cơ quan mình chẳng còn nhớ gì mà tiếp tục vào công việc. Mọi việc diễn ra sau đó là một ngày làm việc hiệu quả mà chẳng dính gì đến bất như ý đã xảy ra. Ôi mình thấy thật diệu kỳ, chỉ như vậy thôi một cách rất vô thức mà cả một ngày của mình được lấp đầy bởi niềm vui, thay vì là sự cáu bẳn kéo dài cả ngày. Mình nhận ra giá trị của 28 ngày thực hành lòng biết ơn. Nếu mình có thói quen như vậy, chắc hẳn mình sẽ nhân 1 ngày, rồi 2 ngày, rồi nhiều ngày nữa là niềm vui, cả cuộc đời là một niềm vui. Còn rất nhiều nhiều những lần mà lòng biết ơn đã giúp mình vượt qua khó khăn như là lần vượt qua cảm giác tồi tệ khi nhận được phiếu khám sức khỏe, khi các chỉ số không tốt, hay như những lần gia đình bị gặp sự cố. Nhiều nhiều lắm nếu kể ra đây cũng sẽ không hết và bạn cũng sẽ không cảm nhận được rõ ràng giống như mình. Cho nên, chỉ có bạn quyết tâm thực hành 28 ngày biết ơn, thì khi ấy bạn mới cảm nhận rõ được những điều mình đang chia sẻ, nó kì diệu đến mức mình không thể lý giải được nó bằng một cách phân tích logic. Nó là sự cảm nhận. Quay trở lại như đầu bài có chia sẻ, mình hiểu tại sao tác giả lại khẳng định “phép màu vẫn luôn hiện diện, với người lớn phép màu còn tuyệt vời hơn những gì họ đã tưởng tượng khi còn là con nít". Mình tin điều mà tác giả đã nói, phép màu luôn diễn ra chỉ tại người lớn đã không còn cảm nhận được nó nữa thôi. Mình hy vọng, bài chia sẻ này sẽ giúp những người lớn giống mình hãy cho mình một cơ hội thực hành, và cùng cầu nguyện để những mong ước của mỗi người lớn sẽ trở thành hiện thực. “Bạn có sẵn sàng để mỗi ngày lại đắm chìm trong sự kỳ diệu và tuyệt vời như khi còn nhỏ không?”. Nếu đã sẵn sàng hãy thử đọc quyển sách The Magic - Phép màu của tác giả Rhonda Byrne và bình luận bên dưới bài viết cho mình biết nhé! Bài viết đính kèm đường dẫn mua sách trên Tiki. Việc mua sách thông qua 3goc.vn vẫn đảm bảo về giá cả và chất lượng như khi mua trực tiếp. Chúng tôi quảng bá và nhận về khoản hoa hồng nhỏ, nhằm duy trì nội dung hữu ích cho kênh. Rất mong độc giả ủng hộ! *** Nội dung: Khánh Vi (Admin 3goc.vn) + Hoa Vinh (Học viên Content 3 Gốc K5) Biên tập: Khánh Vi Hình ảnh: